Kiểm soát đường huyết là một quá trình lâu dài của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp như sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện hay sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Nếu vội vàng áp dụng cách hạ đường huyết nhanh, bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro như hạ đường huyết cấp tính còn nguy hiểm hơn tình trạng hiện tại!
Chị Lê Phương Thảo (nhân viên văn phòng, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh) sau khi được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường tuýp 2 vào tháng 2/2018 đã tìm mọi cách hạ đường huyết nhanh. Chị cắt giảm hoàn toàn tinh bột, không ăn cơm mà chỉ ăn miến dong và rau củ quả. Thậm chí nhiều hôm chị còn bỏ cả bữa sáng và bữa tối, chỉ ăn mỗi một phần salad vào buổi trưa…
Chị Thảo bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, choáng váng, vã mồ hôi và mệt mỏi dường như chẳng thể tập trung làm việc tốt trong suốt nhiều tháng. Cho đến một ngày khi đang ở công ty, chị bị ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện cấp cứu thì đường huyết giảm xuống còn 3.9 mmol/l. Nếu không cấp cứu kịp thời thì tính mạng của chị có thể ngàn cân treo sợi tóc!
Sai lầm khi tìm cách hạ đường huyết nhanh
Nhiều người tự ý tìm cách hạ đường huyết nhanh sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Cũng giống như chị Thảo, không ít người đã vội vàng tìm cách hạ đường huyết nhanh bằng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, tự ý tăng liều thuốc điều trị, bỏ thuốc mà chỉ uống thuốc nam, lá cây…
Thực tế, trước khi phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2, mức đường huyết của bạn đã bị tăng cao trong một thời gian dài nhưng bạn không hề biết. Vì giai đoạn tiền đái tháo đường thường kéo dài từ 7 – 10 năm nhưng rất ít triệu chứng, người bệnh khó phát hiện. Khi cơ thể đã quen với mức đường huyết cao mà bạn tự ý làm giảm đường huyết một cách đột ngột sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng hạ đường huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để không rơi vào những cái kết đắng do áp dụng không đúng việc kiểm soát đường huyết, bạn nên tránh những sai lầm phổ biến khi tìm cách hạ đường huyết nhanh sau đây:
1. Ăn uống quá kiêng khem: Việc cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn là một sai lầm rất lớn vì cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng và một lượng đường nhất định có trong tinh bột nhằm đảm bảo các hoạt động. Nếu bạn bỏ bữa lại càng gây ra nhiều rủi ro vì sẽ khiến gan tăng cường giải phóng glucose vào máu làm đường huyết tăng cao hơn, đồng thời làm giảm hiệu quả của insulin gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
2. Tập thể dục quá sức: Hậu quả của thói quen “chăm chỉ” tập thể dục các môn cường độ cao hoặc tập luyện quá sức là bạn có thể hoa mắt, chóng mặt và đi đứng loạng choạng do bị hạ đường huyết đột ngột.
3. Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Khi bạn tự ý tăng liều thuốc với ý nghĩ đây cũng là một cách hạ đường huyết nhanh thì sẽ có nguy cơ bị các tác dụng phụ như dị ứng thuốc (ngứa da, sưng nề mắt và mặt), đầy bụng, tiêu chảy…
4. Uống thuốc không rõ nguồn gốc: Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì khi uống các loại thuốc nam hay lá cây không rõ nguồn gốc do tin theo lời quảng cáo “giảm đường huyết nhanh”. Điều này nghĩa là bạn đang đặt tính mạng của mình treo lơ lửng với nguy cơ bị suy đa tạng có thể gây tử vong hoặc các tác dụng phụ ngoài mong muốn khác.
5. Không theo dõi đường huyết thường xuyên: Sai lầm này khiến bạn không biết điểm dừng khi thử áp dụng các cách hạ đường huyết nhanh. Vì thế, phải đến khi bạn gặp những triệu chứng nặng nề hay phải đi cấp cứu mới nhận ra mình đang kiểm soát đường huyết sai cách!
Vậy liệu có cách nào hạ đường huyết nhanh mà an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường?
Cách hạ đường huyết an toàn và hiệu quả
Chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất cũng chính là một cách hạ đường huyết an toàn
Ông bà ta hay nói: “Dục tốc bất đạt” cũng có ý nghĩa rất sâu sắc trong điều trị bệnh. Càng tin vào những quảng cáo hay lời đồn về một cách hạ đường huyết nhanh chưa được kiểm chứng thì bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải những cái kết đắng như đã đề cập ở trên.
Sau đây là các cách hạ đường huyết an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay:
1. Chọn thực phẩm lành mạnh
Thay vì ăn kiêng kham khổ hay bỏ đói cơ thể, bạn nên chia nhỏ 5 – 6 bữa ăn và bổ sung tinh bột trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, yến mạch… vừa có hàm lượng chất xơ cao lại vừa không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
2. Tập thể dục nhẹ nhàng
Hãy chọn những bài tập phù hợp với người bị tiểu đường như đi bộ, thái cực dưỡng sinh, yoga, đạp xe, bơi lội… Đây chính là những “liều thuốc” quan trọng giúp cải thiện mức độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và hạ đường huyết trong máu.
3. Duy trì sự kiểm soát đường huyết
Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép thành nhật ký theo dõi. Thói quen này sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và có số liệu cung cấp cho bác sĩ khi tái khám.
4. Trao đổi với bác sĩ thường xuyên
Bạn nên trao đổi với bác sĩ mọi thông tin như bệnh lý, dấu hiệu bất thường, các phương pháp điều trị đang thực hiện… Nhờ đó, bạn sẽ kịp thời ngưng lại các cách hạ đường huyết nhanh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có sự điều chỉnh kịp thời trước khi hậu quả xảy ra.
5. Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Để hạ đường huyết an toàn và hiệu quả, bạn cần tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường để cơ thể thiết lập và cân bằng các rối loạn. Bạn cần kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện với các loại thảo dược truyền thống có tác dụng hạ đường huyết vừa an toàn, vừa làm tăng hiệu quả điều trị như tinh chất lá Xoài. Ngoài ra, tinh chất lá Xoài còn có thể kết hợp với lá Neem, Quế chi, Hoàng bá và Mướp đắng (Khổ qua) để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên.
Chuyên gia Y Học Cổ Truyền – Giáo sư Dương Trọng Hiếu cho biết: “Theo kinh nghiệm dân gian lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, người ta thấy có một số giá trị như giảm thèm ăn và hạn chế cảm giác khát… Ngoài ra, có những công thức phối hợp lá Xoài với Quế chi, Hoàng bá… có tác dụng thanh nhiệt và giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”.
Nhằm góp phần tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, đồng thời tránh được các tác dụng phụ khi dùng thuốc, Công ty Tư vấn Y dược Quốc tế IMC đã sản phẩm thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Glutex có thành phần chính là tinh chất lá Xoài được phối hợp thêm các loại thảo dược quý khác như lá Neem, Quế chi, Hoàng bá và Mướp đắng chính là giải pháp giúp hạ đường huyết an toàn cho người tiểu đường tuýp 2. Tuy không có hiệu quả ngay tức thì, song về lâu dài, Glutex sẽ giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, nhờ đó giúp người bệnh sống lâu hơn khi bị tiểu đường.
Trở về từ bệnh viện, chị Phương Thảo đã nghe theo lời bác sĩ điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh hơn, uống thuốc theo chỉ định và kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Sau khi dùng thử 5 hộp, chị rất bất ngờ khi thấy người khỏe hơn, đỡ mệt mỏi và đường huyết ổn định ở mức 6.0 – 6.5 mmol/l. Bây giờ chị mới nhận ra, thà rằng chậm mà chắc còn hơn áp dụng các cách giảm đường huyết nhanh để rồi nằm trong bệnh viện!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏeGlutex
Giúp giảm và ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2
Glutex là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên dành cho tiểu đường tuýp 2 với thành phần chính tinh chất lá Xoài giúp giảm và ổn định đường huyết nhờ giảm kháng insulin.
- Giúp giảm và ổn định các chỉ số: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, HbA1c (một chỉ số giúp kiểm tra mức độ ổn định đường huyết).
- Giảm biến chứng do tiểu đường gây ra: biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
- Ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa lipid máu do tăng đường huyết.
Bạn có thể xem thêm thông tin điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tại đây!
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?
- Những thông tin quan trọng về thuốc tiểu đường bạn nên biết
- Hạ đường huyết ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!