Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Bạch biến là bệnh gì?
Bệnh bạch biến là một chứng bệnh thường gặp ở da khiến cho da bị mất màu. Màu da bị mất theo từng mảng, thường ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Bệnh này không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố da có thể tái phát ở mặt và cổ. Bệnh bạch biến đôi khi có liên quan đến các loại bệnh khác như bệnh tuyến giáp.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bạch biến là gì?
Những vùng da nhỏ thường mất màu, sắc tố và trở thành cùng màu trắng. Các mảng da bị bạch biến thường không có cảm giác khi tiếp xúc. Chúng không gây đau hoặc ngứa và đa dạng về kích thước, có thể rộng đến 1,5 cm. Các mảng da này thường lan rộng và hình thành nên các mảng bạch biến lớn hơn không có hình thù xác định. Chúng thường xuất hiện ở hai bên đối xứng trên cơ thể. Đôi khi lông, tóc ở những vùng bị bạch biến cũng bị mất sắc tố.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu vùng da, tóc hoặc mắt bị mất màu. Bệnh bạch biến hiện nay chưa có thuốc chữa trị. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình gây biến đổi và làm phục hồi màu da.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bạch biến?
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến hiện vẫn chưa được xác định. Bệnh bạch biến là hậu quả của sự biến mất loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin, sắc tố quyết định màu da. Bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không gây truyền nhiễm. Bệnh bạch biến có thể di truyền trong gia đình.
Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bạch biến?
Bệnh bạch biến có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Bệnh thường được thấy rõ hơn ở những người có màu da sậm. Bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng gần một nửa các trường hợp mắc bệnh bạch biến thường xảy ra ở những người nhỏ hơn 20 tuổi.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạch biến?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: bệnh bạch biến có thể di truyền trong gia đình; những người có tiền sử gia đình bị bệnh bạch biến hoặc tóc bạc sớm thường có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn.
- Những yếu tố khác bao gồm: các loại bệnh tự miễn dịch, như bệnh viêm tuyến giáp tự miễn.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bạch biến?
Bác sĩ sẽ khám da để chẩn đoán và có thể lấy một mẫu da nhỏ (sinh thiết) của bạn để kiểm tra bằng kính hiển vi. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn đến khám với một bác sĩ chuyên về bệnh da liễu (bác sĩ da liễu) để có chẩn đoán cụ thể hơn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bạch biến?
Phương pháp điều trị bao gồm việc kết hợp mỹ phẩm, các loại kem được kê theo đơn thuốc và liệu pháp điều trị đặc biệt bằng ánh sáng.
Bệnh bạch biến nhẹ có thể không cần phải điều trị. Dùng mỹ phẩm nhuộm và mỹ phẩm trang điểm lên vùng da có các mảng bạch biến nhỏ không gây hại cho sức khỏe. Những người có làn da trắng có thể tránh tình trạng da rám nắng bằng cách dùng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đối với các vùng da ít bị bạch biến, thoa kem steroid có thể có hiệu quả và có thể mất từ 3 đến 4 tháng để có kết quả tốt nhất. Không được thoa kem steroid lên vùng mí mắt, nách hay vùng háng.
Phương pháp trị liệu đặc biệt bằng ánh sáng, còn gọi là PUVA, bao gồm thoa dung dịch thuốc psoralen, sau đó sử dụng tia cực tím. Psoralens có thể được dùng ở dạng thuốc viên. Phương pháp điều trị này có hiệu quả tốt nhất cho vùng mặt, cổ, thân mình, phần cánh tay trên và phần chân trên. Kết quả bắt đầu có sau 25 đến 50 lần chữa trị phụ thuộc vào bộ phận cần được điều trị. Những tác dụng phụ nghiêm trọng là cháy nắng và phỏng rộp nặng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạch biến?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hay cao hơn ở các vùng da bị bệnh bạch biến;
- Liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng mới. Thuốc chữa bệnh bạch biến có thể gây ra các phản ứng phụ;
- Đội nón, mặc áo dài tay và quần dài;
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đỏ da hay phỏng rộp nặng trong quá trình chữa trị.
Hãy nhớ rằng các biện pháp phục hồi sắc tố không phải là phương pháp chữa trị toàn diện và lâu dài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!