Bệnh kiết lỵ là do nhiễm trùng ở ruột già vì bị vi khuẩn gây tấn công. Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm giác bị đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, liên tục kèm theo dịch nhầy và máu. Bệnh này cần được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Dưới đây Lily & WeCare xin giới thiệu 3 bài thuốc dân gian để điều trị bệnh kiết lỵ tốt nhất, được sử dụng phổ biến nhất trong dân gian và mang lại hiệu quả cao, an toàn với cơ thể. Các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây để áp dụng ngay tại nhà.
Bài thuốc chữa kiết lỵ từ lá mơ lông
Mơ lông hay mơ tam thể có hai loại, đó là lá mơ tía (mặt dưới lá có màu tía) và lá mơ xanh. Tên khoa học của hai loại mơ lông trên lần lượt là Paederia tomentosa và Paederia foetida. Dân gian gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có lông, rất mịn.
Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, tính mát. Mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, tiêu thực đạo trệ, chỉ thống giải độc, trừ thấp tiêu thũng. Người xưa thường dùng mơ lôngđể chữa các chứng kiết lỵ, chậm tiêu, phong thấp, đau nhức, đau bụng, phù thũng, đầy bụng, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, mụn nhọt mọc ở lưng, cam tích, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bạch đới, tổn thương do trật đả...
Kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy lá mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt. Liều dùng 20g – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn cho cơ thể. Thông thường, dân gian hay sử dụng mơ lông để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là chữa tiêu chảy và chữa kiết lỵ.
Cách dùng lá mơ lông chữa kiết lỵ: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, thái sợi nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta (nên dùng trứng gà ăn thóc) trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi sau đó nướng chín để ăn. Nếu không có điều kiện để nướng chín, có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ đã thái nhuyễn và sử dụng biện pháp hấp cách thuỷ, đơn giản nhất là đem hấp trong nồi cơm. Ăn ngày 2 đến 3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi hẳn kiết lỵ. Đối với trẻ em, có thể dùng lá mơ xay nhuyễn thay rau trong món bột hoặc cháo xay để chữa kiết lỵ.
Ngoài ra, để phòng tránh và ngăn chặn bệnh kiết lỵ, các bạn cần chú ý khâu vệ sinh sạch sẽ, nhất là vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh tay chân trước khi ăn cho trẻ em. Đồ ăn nên tuân thủ ăn chín uống sôi, tránh vi khuẩn, ruồi nhặng bu bám vào thức ăn. Hạn chế ăn rau sống, nếu ăn cần rửa thật kỹ, ngâm nước muối.
Bài thuốc chữa kiết lỵ từ rau sam
Chữa đau dạ dày từ trứng gà và chanh
Cách điều trị tiêu chảy hiệu quả cho mẹ bầu
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau sam
Một số công dụng điều trị bệnh thần kỳ của cây rau sam
Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh kiết lỵ
Rau sam là loại rau có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, bài trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da khác. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để chữa kiết lỵ, tiêu chảy như sau:
Phòng ngừa kiết lỵ: Hàng ngày dùng từ 100g- 200g rau sam làm rau ăn hoặc dùng để nấu cháo ăn hàng ngày.
điều trị bệnh kiết lỵ: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, hãy dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g để sắc uống thay nước trong ngày. Nếu tiêu chảy ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi và 20g rau má vào sắc uống cùng.
Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán trong cơ thể, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi, tương đương khoảng 50g- 100g giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3 đến 5 ngày thì sạch giun sán.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!