Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh kiết lỵ

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Mùa hè thường là thời điểm dịch bệnh tiêu chảy, kiết lỵ thường có cơ hội phát triển mạnh. Vì thế Lily & WeCare xin được mách bạn một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này.

Mùa hè thường là thời điểm dịch bệnh tiêu chảy, kiết lỵ thường có cơ hội phát triển mạnh. Vì thế Lily & WeCare xin được mách bạn một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ thường có triệu chứng là đi cầu nhiều lần trong một ngày, đồng thời và có một đặc điểm rất khác với đi vệ sinh bình thường đó là mót rặn. BS. Lê Hoàng Cầm (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: “Mót rặn thường gây khó chịu cho người bệnh vì phân đã ra xong, tuy nhiên vẫn có cảm giác muốn đi cầu nữa, lúc nào cũng gây cảm giác tưng tức, khó chịu ở bụng dưới cho người bệnh. Nếu bị bệnh kiết lỵ nặng thì khi đi cầu phân có lẫn đàm hoặc máu. Do mót rặn nên người bệnh luôn đau rát hậu môn và kèm theo nhu cầu đi đại tiện một cách cấp thiết.

Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh kiết lỵ

Giữ gìn vệ sinh tay chân thật sạch sẽ

Muốn phòng ngừa bệnh kiết lỵ, đầu tiên phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Đặc biệt là tuân thủ ăn chín uống sôi. Tập thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi ăn cho mọi người trong gia đình. Thức ăn dù đã nấu chín hay chưa cũng phải được cất giữ cẩn thận tránh ruồi nhặng, gián đậu/bám. Rửa sạch các loại rau sống dưới vòi nước chảy rồi ngâm bằng nước muối để tránh vi trùng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Chú ý, những nơi sống tập thể như các khu chung cư, trường học bán trú thì người phục vụ ăn uống, bảo mẫu cấp dưỡng cần phải tuân thủ các quy trình vệ sinh cần thiết.


Bài thuốc từ rau sam chữa kiết lỵ

Trong dân gian có nhiều loại thuốc để chữa kiết lỵ. Theo y học cổ truyền, rau sam là loại rau có vị chua, tính hàn, có thể trị được kiết lỵ, trừ giun sán và chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa căn bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc đem rau sam nấu cháo. Khi có triệu chứng đau bụng thì lập tức hái rau sam cùng với cây cỏ sữa tươi, sau đó sắc thành nước để uống. Nếu bị nặng, đến giai đoạn đi cầu ra máu thì sắc thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt.


Bài thuốc từ hồng xiêm chữa kiết lỵ

Ở Nam bộ, trái sabôchê (còn gọi là trái lồng mứt) mà miền Bắc thường gọi là quả hồng xiêm là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Sabôchê xanh với vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa kiết lỵ.

Cách chế biến thì vô cùng đơn giản: Cắt trái sabôchê xanh thành nhiều lát mỏng, sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần. Khi bị tiêu chảy, lấy khoảng 10 lát sabôchê đã phơi khô, sao vàng để sắc với nước, lượng nước phải ngập sabôchê. Uống mỗi ngày 2 lần bệnh sẽ thuyên giảm. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho trẻ uống nên nếm thử, không nên cho trẻ uống đặc quá.


Bài thuốc từ mơ lông chữa kiết lỵ

Trong dân gian, lá mơ lông (một số nơi ở miền Trung và Nam bộ gọi là lá thúi địt) được coi là vị thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh kiết lỵ. Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát giúp tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất để chữa kiết lỵ là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với một quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc đem hấp cách thủy. Lưu ý là không được chiên với dầu mỡ như thông thường vì kiết lỵ đại kỵ với chất béo chất dầu. Có thể ăn một ngày 2 hoặc 3 lần và liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi.

Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh kiết lỵ

Hiện nay, tại các nhà hàng, mơ lông trứng nướng là món đặc sản có nhiều thực khách ưa thích. Nếu người nào hợp khẩu vị hoặc thích mùi của lá mơ lông thì sắc nước uống trực tiếp cũng rất tốt.


Bài thuốc từ cây ổi chữa kiết lỵ

Quả ổi là thứ trái cây thơm ngon và chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng hiệu quả với nhiều loại bệnh. Riêng đối với bệnh kiết lỵ, ổi có tác dụng làm se da, co mạch, giảm sự xuất huyết và kích thích ở màng ruột, nhanh chóng làm dịu các triệu chứng cấp của bệnh.

Lily & WeCare xin chia sẻ một số bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ từ cây ổi:

- Cách 1: Búp ổi 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, sắc kỹ các nguyên liệu này để lấy nước uống, chia làm nhiều lần trong ngày.

- Cách 2: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả các nguyên liệu này đem cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.

- Cách 3: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Thái nhỏ các nguyên liệu này, sao qua, sắc lấy nước đặc uống, lưu ý chỉ uống trong ngày.

- Cách 4: Lá ổi 20g, vỏ bưởi 20g đem phơi khô lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Đem tất cả các nguyên liệu này đi sắc uống.

Khi bị tiêu chảy với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, nếu nhà có cây ổi có thể lấy ngay 5-7 búp ổi tươi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, ngày 2-3 lần.


Các bài thuốc điều trị kiết lỵ khác bằng những nguyên liệu trong vườn nhà

Ngoài các cách trên còn có rất nhiều cách khác để chữa kiết lỵ bằng những nguyên liệu thân thuộc, dễ kiếm. Các bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây:

- Uống nước lá diếp cá chữa được bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm tương tự như sắc các loại lá ổi, lá mơ lông với nước, sau đó uống mỗi ngày từ 2-3 lần.

- Rau sam 25g, lá phượng 20g, bông mã đề 15g, rễ mơ lông 15g. Các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ hai bát nước, sắc còn một bát thì dừng, chia uống hai lần trong ngày.

- Rau má 12g, cây nhọ nồi 12g, hoạt thanh 12g, hoàng đằng 6g. Đổ 500 ml nước vào các nguyên liệu trên, sắc còn 200ml, chia hai lần uống trong ngày.

- Vỏ bàng 12g, nước 600ml. Sắc vỏ bàng với nước còn 200ml, chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày, cách này có thể điều trị đi ngoài ra máu.

- Cây cúc tần 100g, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, đổ 3 bát nước trắng, sắc còn lưng bát, chia uống hai lần trong ngày.

- Rễ và lá cây phượng vĩ 30g, rau sam 20g, cỏ sữa 20g. Các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ 300ml nước, sắc còn 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày.

Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh kiết lỵ

Rau sam chữa kiết lỵ rất hiệu quả

- Rau sam, cỏ mực, rau má, cỏ sữa, rễ mua mỗi thứ 8g, lá trà 6g, cam thảo 4g, vỏ quýt 4g, gừng tươi 3 lát. Các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, uống hết trong ngày.

- Mơ tam thể (saovỏ lựu bạch (sao vàng), ), anh túc xác, cỏ sữa (sao vàng) mỗi thứ 12g, hoàng đằng 20g. Các nguyên liệu trên tán thành bột, cho người bệnh uống với nước trà.

- Rau dền, ý dĩ đem nấu cháo, ăn nóng, ngày 1 lần.

- Trong quả sung có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, vì thế nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột. Khi bị kiết lỵ có thể ăn một vài quả sung cũng tốt nhưng phải rửa thật sạch trước khi ăn.

- Bạn có thể ăn quả chuối xanh, vì vỏ và nhựa chuổi xanh có tác dụng diệt nấm, diệt vi khuẩn, nếu thấy chát thì có thể chấm thêm ít muối cũng có thể điều trị khỏi kiết lỵ. Khi ăn nên ăn chuối tiêu.

Bệnh tiêu chảy, kiết lỵ thường do nhiễm khuẩn đường ruột, do vậy người bệnh nên dùng những thực phẩm có tính đắng, tính chát để trị bệnh. Ngoài ra, điều cần lưu ý nhất là chú ý phòng bệnh, tuyệt đối tuân thủ quy tắc ăn sạch, ăn chín, uống sôi, tránh đồ ôi thiu, đặc biệt là trong mùa nóng.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!