Bạn biết gì về chấn thương đầu gối?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/03/2024

Khớp gối cần phải linh động gập hoặc duỗi để thực hiện các hoạt động như: chạy, đi bộ, đá và ngồi. Chấn thương đầu gối sẽ ảnh hưởng thế nào đến khớp gối?

Chấn thương đầu gối khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường, không thể chạy nhảy, vui chơi và luyện tập thể dục. Vậy cách điều trị chấn thương đầu gối như thế nào và bạn cần bao lâu để khớp gối hồi phục?

Đầu gối là bộ phận khớp nối có chức năng hoạt động đơn giản. Khớp gối của bạn cần phải có sự linh động để có thể gập hoặc duỗi cho phép thực hiện nhiều hoạt động như chạy, đi bộ… Liệu chấn thương đầu gối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khớp gối? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chấn thương đầu gối qua bài viết sau nhé!

Các cơ chế chấn thương

Những hoạt động có thể dẫn đến tình trạng chấn thương đầu gối như:

  • Nhảy và tiếp đất không thuận từ một vị trí quá cao;
    Tác dụng lực trực tiếp vào đầu gối (do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao gây nên);
  • Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng;
  • Xoay người sang hướng đối diện nhưng lại giữ nguyên bàn chân;

Biểu hiện cho biết bạn bị chấn thương đầu gối

Khi luyện tập, vui chơi hay làm những công việc nặng nhọc, bạn cũng có nguy cơ gặp phải những tình trạng dưới đây:

  • Đau, sưng và viêm khớp gối;
  • Teo cơ;
  • Lỏng gối – chân đi yếu lại.

Các biện pháp điều trị chấn thương đầu gối

Hầu hết các trường hợp khi bị chấn thương ở đầu gối, bạn nên đến khám bác sĩ vài lần cho đến khi khỏe hẳn. Nếu không làm phẫu thuật, bạn cần phải thực hiện theo chế độ RICE kết hợp các bài tập trị liệu vật lý.

Chế độ RICE là chế độ điều trị tiêu chuẩn bao gồm 4 kỹ thuật:

  • Rest: Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ice: Chườm đá.
  • Compression: Mang băng ép, mặc đồ bó sát – có tác dụng giúp chia tách và ép chặt các khối cơ đùi, tăng cường lưu thông máu, giúp hồi phục chấn thương nhanh hơn.
  • Elevation: Gác chân lên vị trí cao hơn cơ thể, giúp đẩy máu ở tĩnh mạch về tim dễ hơn, giảm sưng và phù nề.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ quyết định hoãn lại ca phẫu thuật để xem xét liệu chế độ RICE kết hợp liệu pháp vật lý có mang lại hiệu quả hay không.

Thời gian cần để hồi phục chấn thương đầu gối là bao lâu?

Thời gian hồi phục chấn thương đầu gối còn tùy phụ thuộc vào mức độ chấn thương cụ thể và có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần hay thậm chí là nhiều tháng. Thời gian này đủ để khớp gối có thể hồi phục sau một ca phẫu thuật chỉnh hình dây chằng chéo phía trước.

Biện pháp ngăn ngừa các chấn thương đầu gối

Tai nạn là điều không ai mong muốn và vô tình nhiều chấn thương thường xảy ra trong khi bạn thực hiện các hoạt động giải trí hoặc chơi thể thao. Vì thế, hãy cẩn thận lựa chọn loại giày thể thao hoặc sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu gối để tránh những tổn thương đầu gối lúc té ngã. Ngoài ra, bạn cũng nên khởi động thật kỹ trước khi luyện tập thể dục thể thao nữa nhé.

Hello Bacsi mong rằng với một vài chia sẻ trên, bạn đã biết cách làm thế nào để xoay sở khi mình vô tình bị đau khớp gối hoặc chấn thương đầu gối nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 chấn thương phổ biến khi chạy bộ mà bạn nên chú ý
  • Cách điều trị chấn thương cổ tay khi chơi thể thao
  • 7 chấn thương thể thao thường gặp nhất

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!