Muỗi 'bé người' nhưng gây họa lớn
Khu vực phiến quân IS đóng quân đang phải đối mặt với loài muỗi cát truyền bệnh Leishmania vô cùng nguy hiểm. Bệnh này gây nên các vết thương ngoài da dẫn đến hoại tử da. Binh lính và người dân trong khu vực này đang rất hoang mang, lo lắng với căn bệnh đáng sợ do loài muỗi cát gây nên.
Người bệnh bị muỗi cát tấn công thường xuất hiện nhiều vết loét hoại tử trên da, sốt cao, cơ thể mất sức đề kháng, một số cơ quan nội tạng như gan, lá lách cũng bị nhiễm trùng và dần dần tử vong.
Còn tại Việt Nam, hiện nay đang bước vào đầu mùa hè là thời điểm muỗi sinh sôi, phát triển và có thể gây nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não… Không ít trường hợp, do chủ quan không phòng bệnh đã gặp những hậu quả đau lòng chỉ vì muỗi đốt.
Muỗi là loài trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm
Những vết muỗi đốt đơn thuần thường gây ra sự khó chịu, với người lớn sau 1 - 2 ngày chỗ muỗi đốt sẽ nhanh lành. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, do cấu trúc làn da còn non yếu, lại chưa có ý thức giữ gìn, vì vậy, khi bị ngứa, trẻ thường gãi gây xước da, thậm chí là nhiễm trùng da.
Yếu tố 'tạo điều kiện' cho muỗi gây bệnh
Môi trường sống
Những hộ gia đình sống tại các vùng gần sông, hồ, trang trại, vườn cây thường có khả năng cao bị muỗi tấn công, đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh tại các khu vực này không tốt, trong mùa mưa hoặc thời tiết nồm ẩm.
Ý thức vệ sinh
Dù ở bất cứ đâu thì bạn vẫn có nguy cơ bị muỗi tấn công nếu không có ý thức giữ gìn, vệ sinh nhà cửa. Một lon bia uống dở, thùng rác đầy không đổ, bồn tắm tù đọng nước đều là những nơi trú ẩn 'tuyệt vời' của họ nhà muỗi.
Vị trí làm nhà
Chúng tấn công và đe dọa sức khỏe con người
Vị trí làm nhà cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa muỗi tấn công, đặc biệt tại các vùng dân cư thường xuyên có muỗi. Tuy nhiên vấn đề này lại chưa được người dân quan tâm đúng mức để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
Thói quen sinh hoạt
Nhiều địa phương hiện nay vẫn sử dụng nguồn nước từ ao hồ gần nhà hoặc tích trữ nước mưa trong các thau bể. Đây cũng là điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển và tấn công người. Tốt nhất nên sử dụng nước từ vòi hoặc lấy nước mưa từ hệ thống hứng nước để giảm nguy cơ muỗi đẻ trứng.
Biện pháp phòng tránh bệnh do muỗi
- Chủ động phòng bệnh:
Cho trẻ tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và côn trùng, ngủ trong màn dù ban ngày.
Tiêu diệt muỗi để phòng bệnh
Lắp đặt các hệ thống rèm che, cửa lưới chống muỗi trong vùng dân cư có nguy cơ cao.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế ra mồ hôi đồng thời tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có nhiều mùi hương để thu hút muỗi.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi:
Vệ sinh sạch sẽ, úp đậy các dụng cụ chứa nước trong gia đình, không để muỗi có môi trường đẻ trứng.
Không tích trữ các vật dụng phế thải trong gia đình như chai, lọ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, quét dọn và lau chùi khô ráo.
>> Xem thêm:
Muỗi: Ký sinh trùng truyền bệnh nguy hiểm
Hình ảnh ký sinh trùng đang 'ăn thịt' binh sĩ IS
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Lê
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!