Bạn có nguy cơ mắc bệnh gút?

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Chỉ số a-xít uric là số cụ thể, không theo định mức cao, thấp, bình thường, cho biết tình trạng bệnh của bệnh nhân gút ở mức nào.

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể.

Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.

Việc hiểu biết về các thông số trong trị số axit uric là vô cùng quan trọng trong phòng ngừa căn bệnh này. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình:

Bạn có nguy cơ mắc bệnh gút?

Ảnh minh họa: Internet

1. Nếu trị số axit Uric, nếu ở nam là 5,1±1,0 mg/dl hoặc ≤ 420 mcmol/l; ở nữ là 4,0±1,0mg/dl hoặc ≤ 360 mcmol/l thì xin chúc mừng bạn, chỉ số axit uric của bạn hoàn toàn bình thường. Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thường xuyên, đi khám sức khỏe định kỳ để có cơ thể khỏe mạnh.

2. Nếu trị số axit Uric, nếu ở nam là > 5,1±1,0 mg/dl hoặc > 420 mcmol/l; ở nữ là > 4,0±1,0mg/dl hoặc > 360 mcmol/l thì bạn có nguy cơ bị bệnh gút rất cao. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem mình có bị bệnh gút không. Bạn cần tuân thủ lịch trình tái khám và điều trị của bác sĩ. Bạn không nên ăn thức ăn chưa nhiều purin như phủ tạng động vật (tim, gan, cật, óc, trứng lộn, cá mòi, cá trích,…). Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Hạn chế ăn protit, hải sản, măng tây, sôcôla, cà phê. Uống nhiều nước. Ăn nhiều rau, trái cây. Tránh căng thẳng, tránh gắng sức. Tập luyện thường xuyên. Chúc bạn kiểm soát tốt nồng độ axit uric của mình!

3. Nếu trị số axit Uric, nếu ở nam là > 5,1±1,0 mg/dl hoặc > 420 mcmol/l; ở nữ là > 4,0±1,0mg/dl hoặc > 360 mcmol/l thì có thể khẳng định: Nếu tiền sử bạn có các đợt viêm khớp trong thời gian ngắn, và/hoặc xuất hiện hạt tophi, và/hoặc có tinh thể urat trong dịch khớp thì bạn đã mắc bệnh gút. Bạn cần tuân thủ lịch trình tái khám và điều trị của bác sĩ. Bạn không nên ăn thức ăn chưa nhiều purin như phủ tạng động vật (tim, gan, cật, óc, trứng lộn, cá mòi, cá trích,…). Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Hạn chế ăn protit, hải sản, măng tây, sôcôla, cà phê. Uống nhiều nước. Ăn nhiều rau, trái cây. Tránh căng thẳng, tránh gắng sức. Tập luyện thường xuyên. Chúc bạn kiểm soát bệnh tốt!

BS. Nguyễn Thị Vân

Chuyên khoa Nội, Bộ Y Tế

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!