Câu đố 1. Các lựa chọn: Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Sài Gòn, Cần Thơ.
Câu đố 2. Các lựa chọn: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa
Câu đố 3. Các lựa chọn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Câu đố 4. Các lựa chọn: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Câu đố 5. Các lựa chọn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu đố 6. Các lựa chọn: Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị.
Câu đố 7. Các lựa chọn: Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận, Phú Yên.
Đáp án câu 1 là Sài Gòn. Nghĩa của câu này là người Sài Gòn có những cách gọi rất khác biệt, nhất là khi so với các tỉnh miền Bắc. Ví dụ như cái tẩy ở câu trên phải được hiểu là cốc nước đá, hay 'ngô' ở Hà Nội sẽ là 'trái bắp' trong Sài Gòn.
Đáp án câu 2 là Thanh Hóa. Nghĩa của câu này được trích trong bài thơ 'Nhớ' của Hồng Nguyên - một người con của xứ Thanh. Tiếng Thanh Hóa được coi là 'một thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ', vừa có yếu tố giống phương ngữ Trung, lại vừa có yếu tố giống phương ngữ Bắc. Từ 'O' có nghĩa là 'cô', được sử dụng tại nhiều địa phương miền Trung khác. Trong khi đó, 'đằng nớ' lại gần như là nét đặc trưng của người dân xứ Thanh.
Đáp án câu 3 là Quảng Nam. Nghĩa của câu này là Người Quảng Nam thường phát âm chệch âm giữa và âm cuối, trong đó dấu hiệu đặc trưng nhất là chữ 'a' thành 'ô': xe đạp - xe độp; bao gạo - bô gậu. Có nơi phát âm thành 'ơ' - ví dụ như 'xe đợp'...
Đáp án câu 4 là Quảng Trị. Nghĩa của câu này là người Quảng Trị phát âm rất nặng, các dấu 'ngã' (~) sẽ chuyển thành dấu 'nặng'. Người Quảng Trị cũng dùng 'mạ' thay cho 'mẹ', và từ 'tế' ở đây có nghĩa là 'chửi, mắng', thay vì nghĩa 'cúng tế'.
Đáp án câu 5 là Nghệ An. Nghĩa của câu này là 'Hôm đấy đi ngoài sân vấp cái chân ngã trầy cả đầu gối, mai đi làm không được'. Tiếng Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) có những đặc trưng riêng, trong đó họ sử dụng một số từ rất khác như 'trục cúi - đầu gối', 'sân - cươi', 'được - đặng'... Ngoài ra, tiếng Nghệ Tĩnh cũng được xem là đại diện của miền Trung, thường được lấy làm ví dụ khi so sánh giữa các vùng miền. Ví dụ như cụm từ 'Chứ sao nữa' ở Hà Nội, ở Nghệ An sẽ là 'Chớ răng nữa' - rất đặc trưng.
Đáp án câu 6 là Huế. Nghĩa của câu này là 'Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui'. Đây đều là thổ ngữ của người Huế. Những thổ ngữ trong đây đôi lúc khó hiểu đến mức nếu không phải người Huế chính gốc thì không thể hiểu được.
Đáp án câu 7 là Bình Định. Nghĩa của câu này là tiếng nói của người Bình Định thường có một số đặc trưng: những từ có vần 'ê' thành 'ơ', 'em' thành 'im', 'e' thành 'ia', 'ai' thành 'ay'...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!