Bạn đã biết cách sử dụng thuốc Captopril?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/29/2024

Captopril dùng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng.

Captopril là phương thuốc hiệu quả dùng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng.

Captopril được dùng để điều trị bệnh cao huyết áp (chứng tăng huyết áp). Việc hạ huyết áp giúp ngăn ngừa đột qụy, đau tim và các vấn đề về thận. Nó cũng được dùng để điều trị suy tim, bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do tiểu đường và giúp cơ thể tăng sức đề kháng cơn đau tim.

Captopril là chất ức chế men chuyển (ACEI), hoạt động bằng cách giãn các mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.

Cách sử dụng Captopril

Bạn nên uống thuốc khi đói bụng (ít nhất 1 giờ trước bữa ăn) theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là hai đến ba lần một ngày.

Liều dùng thuốc dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và phản ứng với phương pháp điều trị.

Bạn có thể sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất từ thuốc. Để nhớ việc uống thuốc, bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều quan trọng là bạn vẫn nên tiếp tục dùng thuốc dù cho đã cảm thấy khỏe. Hầu hết những người bị huyết áp cao đều cảm thấy không khỏe.

Để điều trị huyết áp cao, bạn có thể mất đến 2 tuần trước khi thuốc phát huy tác dụng và để điều trị suy tim, bạn có thể mất vài tuần đến vài tháng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe không đươc cải thiện hoặc trở nên xấu đi (chẳng hạn như huyết áp vẫn cao hoặc thường xuyên tăng).

Các tác dụng phụ của Captopri

Bạn cần được hỗ trợ y tế khi gặp các dấu hiệu phản ứng dị ứng với Captopril như: phát ban, đau dạ dày, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Bạn nên đến bác sĩ ngay trong các trường hợp:

  • Bạn có cảm giác mê sảng, giống như bạn có thể ngất đi;
  • Bạn đi tiểu ít hay không đi được, hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường;
  • Cơ thể bạn hay bị hụt hơi (ngay cả khi chỉ hơi cố sức), phù, tăng cân nhanh;
  • Bạn cảm thấy đau hoặc nặng ngực, nhịp đập tim mạnh;
  • Lượng kali cao, buồn nôn, nhịp tim chậm hoặc bất thường, suy nhược, mất khả năng vận động;
  • Cảm giác xây xẩm, sốt, ớn lạnh, đau họng, đau buốt miệng, đau khi nuốt, loét da, các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Các phản ứng phụ thường gặp của Captopril có thể bao gồm:

  • Ho;
  • Đỏ bừng (nóng, đỏ, hoặc cảm giác táo bón);
  • Tê, ngứa ran hoặc đau dữ dội ở bàn tay hoặc bàn chân;
  • Mất vị giác;
  • Triệu chứng ngứa da nhẹ hoặc phát ban.

Những điều nên tránh khi đang uống Captopril

Việc uống rượu có thể hạ huyết áp và làm tăng tác dụng phụ của Captopril.

Bạn không nên sử dụng thuốc thay thế muối hoặc chất bổ sung kali trong khi dùng Captopril, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn.

Bạn cần tránh việc cơ thể quá nóng hoặc mất nước trong khi tập thể dục và trong thời tiết nóng. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về loại và lượng chất lỏng nên uống. Trong một số trường hợp, uống quá nhiều chất lỏng cũng không an toàn cho cơ thể.

Bạn nên tránh tập luyện quá sức khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh suy tim.

Những loại thuốc nào khác sẽ ảnh hưởng đến Captopril?

Các thuốc khác có thể tương tác với Captopril, bao gồm các loại thuốc có đơn và không cần đơn của bác sĩ, các loại vitamin và các sản phẩm thảo dược. Bạn nên nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn sử dụng ngay bây giờ và bất kỳ loại thuốc nào bạn bắt đầu hoặc ngừng sử dụng.

Captopril được sử dụng ngày càng phổ biến, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như có được hiệu quả cao nhất.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cao huyết áp – bệnh đáng lo nhất năm 2017 của người Việt
  • Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ, an thần, suy nhược
  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!