Quét - đổ rác
3 ngày đầu năm mới, mọi gia đình hầu hết đều kiêng quét đổ rác ra ngoài. Họ tin rằng việc đổ rác sẽ làm hao tổn của cải trong nhà, xua nguồn sinh khi đang xuất hiện trong gia đình. Rác càng nhiều thì lộc của năm đó càng lớn. Do đó, sau 1 ngày, mỗi gia đình chủ yếu chỉ dọn chỗ rác tiếp khách, thùng rác cũng được giữ đến lúc hoá vàng mới đem đổ.
Đóng cửa
Theo tín ngưỡng dân gian, trong những ngày Tết, cần mở cửa để đón khách cũng như các vị thần đến chơi, trừ trường hợp đi thăm hỏi, du lịch… Việc đóng cửa không chỉ khiến khách ngại ghé vào chúc Tết mà người dân còn tin rằng họ sẽ chọc tức các vị thần, khiến họ không ban phúc lộc làm gia đình cả năm nghèo đói, túng thiếu.
Ngày Tết kiêng kỵ quét nhà để tránh 'thất thoát' tài lộc (Ảnh minh họa: Internet)
Tắm rửa, giặt giũ
Trong dịp Tết ở một số địa phương, việc tắm rửa trở thành điều kiêng kỵ. Họ tin rằng thần tướng năm mới đang hình thành, việc tắm rửa khiến hao mòn thần tướng, tài năng và kiến thức cũng vì thế mà trôi sạch.
Kèm với việc tắm rửa, việc giặt giũ cũng trở thành việc mọi người tránh làm. Theo tín ngưỡng, ngày mùng 1 Tết ứng với ngày thuỷ bá, vị thần của sự thịnh vượng, sinh sôi. Phúc lộc sẽ bị tổn thương nếu xả đi quá nhiều nước.
Vay, nợ
Trước khi Tết đến, hầu hết mọi người đều cố gắng trả hết nợ nần của năm cũ hoặc xin khất nợ với người vay để tránh phải lo nghĩ, u buồn. Với các khoản nợ nhỏ, một số người cho vay sẽ xí xoá để lấy phúc cho bản thân.
Trong ngày Tết, dù có túng thiếu đến mấy ai cũng cố gắng không vay nợ để không rước những điều đen đủi vào người. Ngược lại, bên vay cũng hầu hết không cho vay vào ngày Tết để tránh hao mòn tiền bạc.
Ai cũng muốn những ngày Tết luôn vui vẻ và ý nghĩa (Ảnh minh họa: Internet)
Nói tục, chửi bậy
Những ngày đầu năm, mọi người đều dành cho nhau những lời chúc vui vẻ với nụ cười tươi tắn. Việc nói tục, chửi bậy những ngày đầu năm luôn là điều kiêng kỵ. Những lời nói không hay dễ bị các vị thần nghe được và quở trách khiến cho năm mới nhiều điều xui xẻo. Ngay cả việc quát mắng, cãi vã cũng được mọi người kiềm chế để mọi điều suôn sẻ, gia đình thuận hoà.
Chĩa vật nhọn, sắc
Đầu xuân, việc chĩa các vật sắc nhọn vào nhà sẽ khiến tuổi thọ của gia chủ bị giảm đi, làm lương duyên, vận hội bị đứt đoạn.
Vỡ chén bát
Những ngày Tết vui vẻ, mọi người đều cẩn thận hơn trong việc sử dụng những đồ dễ vợ. Bát, đĩa, gương… vỡ có thể là báo hiệu cho những điều không may, chia ly… Để giảm thiểu những tác động xấu của việc đổ vỡ, người xung quanh thường nói những câu mang tính tốt lành để kéo lại những điều tốt đẹp.
Ăn dở, bỏ thừa
Trong bất kì thời gian nào cũng không nên bỏ thừa, đặc biệt là dịp Tết. Đầu năm ăn bỏ thừa có thể khiến người ấy trong năm chịu cảnh đói khát, mất mùa…
Thêm vào đó, trong những ngày Tết, người Việt thường không ăn những món tượng trưng cho những điều không tốt lành như vịt, cá mè, thịt chó…
Mua đồ xui
Trước Tết, các gia đình đều tất bật mua sắm đầy đủ mọi thứ, đặc biệt là những thứ tượng trưng cho những điều không hay như than đen, dao, cối, tranh vẽ cảnh buồn phiền…
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!