Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm giúp bổ máu sau (Phần 1)

Dinh dưỡng - 05/17/2024

Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm giúp bổ máu sau.

Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Vậy để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone, các tế bào miễn dịch và oxy đến khắp các cơ quan và bộ phận bên trong cơ thể con người. Không những vậy, máu còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải, chất độc, giúp bảo toàn và phân tán nhiệt. Vậy, những thực phẩm nào có tác dụng làm thúc đẩy hàm lượng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng máu của bạn?

Các thành phần máu được sử dụng hoặc xử lý nhanh chóng tạo ra lượng lớn các tế bào mới liên tục đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể. Dưới đây là các loại thực phẩm giúp tăng cường dinh dưỡng cho máu.

1. Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin. Heme sắt từ các nguồn động vật được hấp thu dễ dàng hơn so với sắt từ nguồn thực vật. Nguồn cung cấp sắt bao gồm gan gà, hàu, bò, gà tây, ngũ cốc ăn sáng, đậu nành, đậu lăng, đậu thận, mật mía và rau bó xôi. Chế độ ăn khuyến nghị về chất sắt dành cho nam và nữ tuổi từ 19 đến 50 là 8 mg và 18 mg.

Tình trạng thiếu sắt là do ăn quá ít thức ăn giàu sắt, khả năng hấp thu sắt của cơ thể kém, bị mất máu hoặc tăng trưởng nhanh. Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt bổ sung máu bằng cách góp phần hình thành hemoglobin, giúp cung cấp oxy cho các tế bào khắp cơ thể.

Trong thực tế, sắt từ thực phẩm động vật, được gọi là sắt heme, là loại sắt dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, chất sắt “non-heme” có nguồn gốc thực vật cũng rất phong phú trong nhiều loại thực phẩm như hạnh nhân, đậu lăng, đậu nành và bột yến mạch. Đàn ông trưởng thành và phụ nữ sau mãn kinh nên uống 8 mg sắt mỗi ngày, hoặc 14 mg nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn chay nghiêm ngặt, và phụ nữ tiền mãn kinh cần khoảng 18 mg mỗi ngày, hoặc 33 mg đối với những người ăn chay.

Để tăng khả năng hấp thụ nhiều chất sắt từ thực phẩm, bạn nên ăn các thực phẩm có chứa sắt cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

2. Gà

Gà là một loại thực phẩm giàu chất sắt (10 mg/cốc). Bổ sung món ăn thơm ngon và đầy dinh dưỡng này vào thực đơn có thể giúp thúc đẩy quá trình sản sinh máu và hemoglobin. Theo chuyên gia dinh dưỡng, nguồn cung cấp sắt từ động vật rất hữu ích cho việc tăng lượng sắt, các nguồn từ thực vật không được hấp thụ hiệu quả.

Hãy thử chế biến thịt gà teriyaki và kèm với đó là một phần salad đu đủ, cơ thể của bạn sẽ được hấp thụ cả sắt lẫn vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu nhanh hơn. Ngoài ra, tiêu thụ sắt đồng thời với vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ của khoáng chất.

3. Folate

Dạng tổng hợp của axit folic là folate. Đây là một loại vitamin nhóm B rất cần thiết trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Ngũ cốc, gan bò, đậu xanh, rau bó xôi, măng tây, đậu nướng, đậu xanh và bông cải xanh là những nguồn thực phẩm cung cấp nhiều folate cho cơ thể.

Khẩu phần folate khuyến nghị cho người trưởng thành cả nam và nữ là 400 mcg. Sự thiếu hụt folate có thể xảy ra khi nhu cầu folate tăng lên, chẳng hạn như trong khi mang thai, hoặc nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ hàm lượng folate. Một số loại thuốc có thể gây trở ngại cho sự trao đổi chất folate. Thiếu hụt folate có thể dẫn đến các tế bào hồng cầu lớn không chứa đủ lượng hemoglobin.

Vậy 5 loại thực phẩm chứa nhiều sắt còn lại thì sao? Hãy đọc phần 2 để biết thêm bạn nhé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!