6 thực phẩm cải thiện chất lượng máu tốt nhất

Điều cần biết - 11/24/2024

Thực phẩm có tác động trực tiếp lên mạch máu và tim. Vậy nên lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn là một điều rất quan trọng.

Dưới đây là những loại thực phẩm giúp cải thiện chất lượng máu mà bạn nên ăn nhiều.

Thực phẩm có màu xanh

Thực phẩm có màu xanh là một trong những loại thực phẩm cải thiện chất lượng máu và tăng cường tạo máu. Thực phẩm xanh được cho là thực phẩm có tính kiềm mà chúng ta nên ăn vì chúng chứa nguồn lớn chất diệp lục.

Ăn thực phẩm màu xanh giúp thanh lọc máu và gan (kiểm soát lọc máu). Ăn những loại rau lá xanh như mầm súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina có thể cải thiện chức năng hô hấp. Ngoài ra, nó cũng giúp khử độc trong máu.

6 thực phẩm cải thiện chất lượng máu tốt nhất

Dưa chuột

Dưa chuột giống như cần tây có khả năng loại bỏ chất thải và độc tố. Chúng cung cấp nước, kali và vitamin C có tác dụng lưu thông máu một cách hiệu quả. Dưa chuột là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp cải thiện chất lượng máu nhờ tác dụng chống viêm đặc biệt.

Măng tây

Măng tây là một trong những thực phẩm cải thiện chất lượng máu vì nó làm giảm độc tố và chất thải. Nó có đặc tính lợi tiểu cũng như thanh lọc. Ăn măng tây thường xuyên có tác dụng kì diệu với mạch máu. Măng tây giúp bình thường hóa lưu thông máu cũng như thải độc gan.

6 thực phẩm cải thiện chất lượng máu tốt nhất

Lựu

Nước lựu giúp cải thiện lưu thông máu tới tim ở người bị động mạch vành. Nó chứa hóa chất thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của mạch máu khỏi bị tổn thương.

Thực phẩm chống oxy hóa

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện lưu thông máu. Chúng có thể tăng cường sự phát triển của các tế bào mạnh khỏe từ đó cải thiện hệ thống tim mạch. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện chất lượng của máu gồm củ cải, quả việt quất, mận, cải xoăn, cải bruxen và ớt chuông đỏ.

Nghệ

Một loại thực phẩm quan trọng khác giúp tăng cường tuần hoàn máu là củ nghệ. Nghệ chứa curcumin là chất cốt lõi có thể làm giảm viêm (xơ cứng động mạch). Chất này có khả năng giảm tới 26% chất béo trong động mạch.

(Theo Boldsky)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!