Bạn nên làm gì khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?

Sức khỏe phụ nữ - 04/29/2024

Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc nhưng cũng có khả năng bạn bị sẩy thai hay thai ngoài tử cung.

Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc nhưng cũng có khả năng bạn bị sẩy thai hay thai ngoài tử cung.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những lựa chọn dành cho các bạn gái khi quan hệ tình dục không an toàn. Đây là loại thuốc viên tránh thai có chứa ulipristal (Ella) và levonorgestrel (Next Choice, Plan B One-Step).

Những thuốc tránh thai khẩn cấp này khá an toàn, nhưng thỉnh thoảng, bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ của thuốc như ra máu âm đạo bất thường. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu nhé.

Biện pháp uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Bạn nên làm gì khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?

Nguyên nhân ra máu âm đạo

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải lo lắng khi có xuất huyết bất thường sau khi uống thuốc. Việc này có thể xảy ra với mọi thuốc viên tránh thai khẩn cấp. Lý do là vì trong các viên thuốc này chứa progestin hay estrogen, các hormone này có thể khiến bạn ra máu âm đạo và điều này là bình thường. Bạn sẽ không còn bị xuất huyết bất thường nữa sau khi kỳ kinh có lại.

Tuy nhiên, có những trường hợp chảy máu là biểu hiện của nhiều tình trạng bất thường mà bạn không nên bỏ qua. Nguyên nhân của việc ra máu nhiều như vậy có thể là do sẩy thai hay thai ngoài tử cung.

Cách xử trí khi bị ra máu âm đạo

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường sẽ không có tác dụng phụ kéo dài, tuy nhiên việc ra máu âm đạo là một vấn đề bình thường. Những viên thuốc có chứa cả hai hormone progestin và estrogen thì tác dụng càng nhiều hơn.

Nếu bạn thấy buồn nôn sau khi uống thuốc thì việc này cũng thường xảy ra. Bạn còn có thể cảm thấy mệt mỏi hay đau bụng dưới, ngực căng đau hơn bình thường và một sự chênh lệch nhỏ về ngày kỳ kinh xuất hiện. Những tác dụng phụ này bao gồm ra máu âm đạo sẽ biến mất sau vài ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu bạn đã từng có nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc trước đây.

Tuy nhiên, bạn nên đến khám bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, đau bụng, ra máu âm đạo ngày càng nhiều hơn hay không giảm sau vài ngày. Những trường hợp này có thể là tình trạng cấp cứu, cần sự can thiệp của y tế, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.

Bạn cũng nên lưu ý rằng sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, kỳ kinh tiếp theo của bạn sẽ phải xuất hiện trong một tháng tới. Thông thường thì kinh nguyệt sẽ đến đúng ngày, cũng có thể lệch 1 tuần trước hay sau ngày hàng tháng. Tuy nhiên, bạn nên thử thai nếu kinh nguyệt không xảy ra như bình thường nhé.

Lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Bạn nên làm gì khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?

1. Làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc. Để phòng tránh ra máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng. Chẳng hạn như bạn nên uống Next Choice trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ và càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên uống viên thứ hai sau 12 giờ. Tương tự với thuốc Plan B One-Step vì cả hai thuốc trên đều là loại thuốc viên chỉ chứa progestin. Còn đối với thuốc Ella, bạn nên uống sớm nhất có thể và không được quá 120 giờ sau khi quan hệ tình dục.

2. Nôn sau khi uống thuốc.Đây cũng là một tác dụng phụ thường thấy với thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhưng nếu nôn trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có cần uống liều lặp lại hay không.

3. Dùng biện pháp tránh thai khác. Thuốc tránh thai khẩn cấp mặc dù hiệu quả nhưng không có tác dụng kéo dài. Vì thế, nếu bạn quan hệ tình dục sau vài ngày hay vài tuần dùng thuốc bạn vẫn có thể mang thai. Bạn nên dùng biện pháp tránh thai khác ngay để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

4. Kiểm tra xem bạn có mang thai không.Bạn nên kiểm tra xem bản thân có mang thai không nếu kỳ kinh tiếp theo không đến. Nếu kỳ kinh bạn trễ và bạn không mang thai, bạn có thể chờ thêm vài tuần nữa để xét nghiệm lại.

5. Tầm soát bệnh lây lan qua đường tình dục.Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên khám bác sĩ phụ khoa. Những xét nghiệm bạn có thể cần làm như tìm lậu cầu, chlamydia và trichomonas trong dịch âm đạo. Bạn cũng nên xét nghiệm máu để kiểm tra HIV, giang mai và herpes sinh dục. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải xét nghiệm HIV ngay lập tức và sau 6 tháng.

Mặc dù tỷ lệ tránh thai của thuốc viên này rất cao, nhưng vẫn có ít trường hợp bạn vẫn mang thai dù đã uống thuốc. Bạn nên đến khám bác sĩ, suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có giữ đứa bé hay không và tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp giống như một “công cụ chữa cháy”, vì thế bạn không nên lạm dụng và sử dụng nhiều loại thuốc này để tránh những biến chứng không mong muốn. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị chảy máu, hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán và tìm giải pháp tốt nhất nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp và những câu hỏi thường gặp
  • Thuốc tránh thai trị mụn: Thực hư vấn đề này ra sao?
  • Phải làm sao khi quên dùng thuốc tránh thai?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!