Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

Sức khỏe phụ nữ - 04/23/2024

Bạn cần phải uống thuốc tránh thai hàng ngày vào một giờ nhất định để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn sau khi uống thuốc tránh thai thì thuốc cũng có thể mất tác dụng đấy!

Bạn cần phải uống thuốc tránh thai hàng ngày vào một giờ nhất định để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn sau khi uống thuốc tránh thai thì thuốc cũng có thể mất tác dụng đấy!

Có nhiều hiệu thuốc tránh thai khác nhau, hầu hết đều chứa estrogen và progesterone nhưng cũng có loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone. Loại thuốc này tránh giúp bạn tránh trường hợp thụ thai không mong muốn bằng cách ngăn ngừa rụng trứng.

Thuốc tránh thai cũng làm cho chất nhầy cổ tử cung dày lên, khiến tinh trùng khó tiếp cận với trứng hơn. Một số loại thuốc tránh thai vẫn cho phép bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường như khi không uống thuốc. Cũng có loại thuốc rút ngắn số ngày có kinh nguyệt hoặc loại bỏ hoàn toàn kinh nguyệt.

Theo lý thuyết, thuốc tránh thai có hiệu quả 99% khi bạn dùng đúng cách. Điều đó có nghĩa là bạn cần uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày và làm theo tất cả các hướng dẫn khác từ bác sĩ. Trong thực tế, hiệu quả trung bình của thuốc tránh thai là gần 91%.

Tuy nhiên, nếu bạn đã tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và uống thuốc tránh thai đúng cữ nhưng lại bị nôn sau khi uống thì sao? Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về những việc bạn cần làm nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai và cách để tránh tình trạng này trong tương lai.

Tại sao bạn nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

Một số phụ nữ có thể gặp tác dụng phụ của thuốc tránh thai và nôn sau khi uống thuốc, đặc biệt trong những tuần đầu tiên sau khi bắt đầu uống. Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai bao gồm:

  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Tức ngực
  • Ra máu bất thường

Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và sẽ giảm dần sau khi bạn dùng thuốc từ hai đến ba tháng. Nếu tác dụng phụ của thuốc không giảm sau khoảng thời gian trên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đổi thuốc.

Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn với estrogen hoặc progesterone mà các tác dụng phụ sẽ nhẹ hay nặng. Nếu các tác dụng phụ của thuốc tránh thai ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy xem xét dùng một loại thuốc tránh thai khác.

Chưa tới 1% phụ nữ dùng thuốc tránh thai bị buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể buồn nôn do quên một liều thuốc và phải uống hai viên thuốc trở lên trong cùng một ngày. Phụ nữ mới uống thuốc tránh thai trong 1 – 2 tháng cũng có nguy cơ bị buồn nôn.  

Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm với các loại thuốc hoặc có một số bệnh trạng như viêm dạ dày, suy yếu chức năng gan hoặc trào ngược axit thì nguy cơ bị buồn nôn sau khi uống thuốc tránh thai sẽ cao hơn.

Cách xử lý nếu bạn nôn sau khi uống thuốc tránh thai

Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

Cho dù bị nôn do thuốc tránh thai hay bất kỳ nguyên nhân gì, bạn vẫn cần có cách xử lý để không mất hiệu quả của thuốc.

• Nếu bạn nôn sau hai tiếng uống thuốc: Cơ thể bạn có thể đã hấp thụ thuốc nên bạn không cần quá lo lắng.

• Nếu bạn nôn trong vòng hai tiếng sau khi uống thuốc: Bạn cần uống viên thuốc tiếp theo trong vỉ thuốc tránh thai.

• Nếu bạn đang bệnh và có thể nôn nếu uống tiếp tục uống thuốc: Nếu bạn nôn do một số bệnh lý như cúm dạ dày, hãy đến bác sĩ để khám chữa bệnh. Bạn cũng cần uống 2 viên thuốc tiếp theo trong vỉ vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, bạn cần uống hai viên cách nhau ít nhất 12 tiếng để tránh tiếp tục bị nôn.

• Nếu bạn liên tục bị nôn sau khi uống thuốc:Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mình nên giải quyết ra sao. Có thể bạn sẽ cần dùng thuốc đặt tránh thai hoặc các phương pháp tránh thai khác như bao cao su.

Phòng tránh nôn sau khi uống thuốc tránh thai

Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

Nếu bạn muốn ngừa trường hợp bị nôn sau khi dùng thuốc tránh thai, hãy thử các cách sau.

• Uống thuốc trong bữa ăn:Nếu bạn đã kiểm tra và chắc chắn mình bị nôn do tác dụng phụ của thuốc tránh thai chứ không phải do bệnh lý, hãy thử uống thuốc trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuốc trước khi đi ngủ để giảm bớt tác dụng phụ.

• Đổi thuốc tránh thai:Bạn có thể đổi sang dùng một loại thuốc tránh thai có lượng hormone thấp hơn nếu những thuốc tránh thai hormone liều cao khiến bạn nôn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn một loại thuốc thích hợp hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khác như đặt vòng tránh thai.

• Nghỉ ngơi:Nếu bạn bị nôn do bệnh, hãy nghỉ ngơi và chữa trị bệnh tình. Trong thời gian này, bạn cần dùng những biện pháp tránh thai khác nếu muốn quan hệ.

Thuốc tránh thai chỉ phát huy tác dụng khi bạn dùng đúng cách. Nếu bạn không thể dùng thuốc theo chỉ dẫn vì liên tục bị nôn sau khi uống thuốc tránh thai, hãy tìm cách khắc phục hay dùng phương pháp tránh thai khác nhé.

Như Vũ | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 4 điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
  • Bạn nên làm gì khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?
  • Đừng nhầm lẫn tác dụng phụ của thuốc tránh thai với việc bạn đang mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!