Bắt bệnh qua màu sắc của đôi môi

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nếu môi của bạn có màu đỏ sẫm, có thể bạn đang bị chững táo bón.

Đôi môi là một trong những điểm nhấn thu hút nhất của con người và chị em phụ nữ thường có thói quen tô son môi để thêm phần quyến rũ. Nhưng bạn có biết rằng, màu sắc thực của đôi môi có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi vậy, ngoài chuyện làm đẹp cho đôi môi, thường xuyên chú ý đến màu sắc hay các thay đổi bất thường trên môi cũng là cách tự kiểm tra sức khỏe mà ai cũng nên biết.

1. Môi đỏ sẫm

Đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị chứng táo bón. Nguyên nhân của bệnh táo bón rất nhiều, nhưng phần lớn có thể là do khí huyết không thông. Khi bị táo bón, màu sắc của môi cũng sẽ trở nên sẫm màu hơn do máu lưu thông không đủ, không đều.

Cải thiện: Tập thể dục là liệu pháp tự nhiên nhất, kết hợp với tăng cường chế độ ăn điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Bữa tối nên hạn chế thịt, dầu mỡ để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp việc đại tiện vào sang sớm cũng dễ dàng hơn.

2. Môi ngả vàng

Đây có thể là tình trạng khí ẩm tích tụ lâu ngày sinh nội nhiệt, không những làm vàng mặt, môi mà còn có thể kèm theo nước tiểu cũng màu vàng, vàng mắt, chán ăn, trướng bụng… Lúc này nên cảnh giác chứng bệnh vàng da phát sinh. Bạn nên kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Cải thiện: Ăn mặc chú ý giữ ấm, bổ sung một số thức ăn kiện tỳ bổ âm thích hợp. Môi trường sống nên được giữ ấm và khô ráo.

3. Môi đỏ bầm ngả sang tím

Có thể cơ thể bạn đang bị nhiệt khá nhiều. Ngoài màu môi bị ngả sang tím, còn có các triệu chứng như nhức răng, đau đầu, chóng mặt, táo bón, nước tiểu vàng.

Bắt bệnh qua màu sắc của đôi môi

Môi đỏ bầm ngả sang tím có thể cơ thể bạn đang bị nhiệt khá nhiều (Ảnh minh họa: Internet)

Cải thiện: Giảm thức ăn cay, nhiều đường, các loại thịt nhiều năng lượng như thịt gà, thịt dê, các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chứa nhân sâm, táo đỏ cũng nên hạn chế dùng để tránh 'hỏa' trong cơ thể càng thịnh hơn.

4. Môi trắng nhợt

Khí huyết kém nên không đủ cung cấp cho cơ thể, màu môi vì vậy mà cũng trở nên nhợt nhạt, cơ thể thường mệt mỏi, đau lưng, ham muốn tình dục cũng giảm xuống.

Cải thiện: Một trong những nguyên nhân chính là thiếu máu, nhất là ở nữ giới, đa phần do kén ăn hoặc kiêng ăn quá mức tạo thành. Bạn có thể bổ sung rau củ quả tươi như cà rốt, cải thìa, cà chua, quả hồ đào, mè đen…

5. Da xung quanh môi có viền đen

Thận và tỳ vị có thể bị suy yếu, dẫn đến chứng biếng ăn, tiêu hóa kém, chi dưới cảm giác nặng nề, đi tiểu nhiều lần.

Cải thiện: Tránh thức ăn ngọt, dầu mỡ, thức ăn tươi sống và lạnh. Kinh mạch của tỳ vị đều bắt nguồn từ chân, do đó mỗi ngày bạn có thể dùng nước ấm ngâm chân để cải thiện.

6. Môi bị khô và bong tróc

Cơ thể thiếu nước trầm trọng nên không đủ cung cấp cho cả phần da ở môi.

Bắt bệnh qua màu sắc của đôi môi

Nếu da môi bong tróc có thể cơ thể bạn bị thiếu nước (Ảnh minh họa: Internet)

Cải thiện: Kem dưỡng ẩm môi chỉ có tác dụng bên ngoài, không nên lạm dụng. Bạn cần hạn chế thói quen liếm môi, vì càng liếm, môi sẽ càng khô và tạo nên cái vòng lẩn quẩn. Bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả, uống đủ nước để kích hoạt lại cơ thể.

7. Môi trên hoặc môi dưới mọc mụn nhọt

Cơ thể đã tích tụ nhiều độc tố, có thể là do bạn ăn quá nhiều dầu mỡ, đường…

Cải thiện: Hạn chế các thức ăn nói trên, tăng cường rau xanh và thức ăn thanh đạm để thanh lọc cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!