Trẻ nhỏ thường rất hiếu kỳ đối với các loại đồ vật và chúng thường 'kiểm nghiệm' bằng cách cho đồ vật vào miệng, cũng vì thế mà trẻ vô tình nuốt phải các vật lạ. Bác sĩ Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu (ở Đài Loan) đã chia sẻ về một trường hợp điển hình như thế.
Trẻ nhỏ thường rất hiếu kỳ đối với các loại đồ vật và chúng thường 'kiểm nghiệm' bằng cách cho đồ vật vào miệng, cũng vì thế mà trẻ vô tình nuốt phải các vật lạ (Ảnh minh họa).
Vào ngày 17/10, một cậu bé tên Tiểu Điền, 2 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu, nguyên nhân là 2 ngày nay cậu bé không ăn uống được gì, chảy nước dãi liên tục. Mẹ Tiểu Điền còn nói: 'Hai ngày nay, con trai tôi không bị cảm mạo, không bị sốt, nhưng con ăn rất kém'. Sau khi kiểm tra phát hiện, trong cổ họng cậu bé có một dị vật. Bác sĩ hỏi người mẹ rằng cậu bé đã ăn những gì, nhưng người mẹ nhất thời không thể nhớ ra.
Bác sĩ Ngô cho biết, vì Tiểu Điền liên tục khóc và cử động nên vẫn chưa có cách nào nhìn kỹ được dị vật là gì. Sau đó, bác sĩ Ngô phải nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng cũng không có cách nào để lấy dị vật ra ngoài. Cuối cùng, chỉ còn cách sắp xếp cậu bé vào phòng phẫu thuật, gây mê toàn thân, dùng phương thức nội soi phế quản để lấy dị vật.
Bác sĩ Ngô chia sẻ: 'Kết quả, dị vật là một miếng sticker. Sau khi phẫu thuật kết thúc, mẹ Tiểu Điền mới nhớ lại, miếng dán này là một lần trước đây có người thân đến nhà chơi và đưa cho Tiểu Điền nghịch. Miếng dán này gần như hình vuông, diện tích 2x2cm, nhưng mẹ Tiểu Điền cũng không biết cậu bé nuốt chúng khi nào'.
Bác sĩ Ngô cũng nói thêm: Đây là trường hợp thứ 2 mà bác sĩ đã gặp. Khi bệnh nhân nuốt phải miếng dán, bởi miếng dán mỏng nên dính lại nơi cổ họng. Ban đầu, trẻ vẫn chưa có triệu chứng, tuy nhiên theo thời gian, miếng dán càng khiến cậu bé khó chịu và dẫn đến những triệu chứng điển hình như: khó nuốt, mất cảm giác thèm ăn và một số trẻ sẽ liên tục chảy nước dãi.
Trẻ hóc miếng dán khó nhận biết hơn khi trẻ hóc những dị vật khác như thạch, kẹo, các loại hạt, cúc áo… Do vậy, cha mẹ cần chú ý khi thấy trẻ có những biểu hiện quấy khóc, chán ăn, chảy nước dãi… thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Trẻ hóc miếng dán khó nhận biết hơn khi trẻ hóc những dị vật khác như thạch, kẹo, các loại hạt, cúc áo… (Ảnh: Miếng dán mà cậu bé Tiểu Điền nuốt phải).
Ngoài ra bác sĩ Ngô cũng lưu ý một số lưu ý đề phòng trẻ bị hóc dị vật:
- Để phòng tránh tai nạn này, nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên cẩn thận không rời mắt lúc trẻ chơi đùa.
- Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ. Cất giữ cẩn thận các vật sắc nhọn trong nhà, để xa tầm tay tầm nhìn của trẻ, không để gần nơi trẻ chơi, ngủ. Đặc biệt các đồ chơi lego, những đồ chơi nhiêu phụ kiện nhỏ li ti sẽ rất nguy hiểm khi trẻ nhuốt phải. Vì thế, không cho trẻ cầm chơi, cũng không để gần trẻ các đồ vật nhỏ đang dùng.
- Nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải vật lạ, không móc họng gây ói mà nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp kịp thời.
- Nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở hoặc khó thở nặng, thực hiện ngay thao tác vỗ lưng, ấn ngực để trẻ không bị ngạt thở.
- Những người chăm sóc trẻ nên cảnh giác với nguy cơ dị hóc dị vật dẫn đến sặc ở trẻ và biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra.
Nguồn: Ettoday
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!