Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng chính bị bệnh rôm sảy. Bệnh rôm sảy ở trẻ chủ yếu nguyên nhân là do thời tiết nóng, tuyến mồ hôi của bé bị nghẽn sinh ra mụn rôm. Câu hỏi các mẹ hay băn khoăn là “Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?”, hôm nay Vicare sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các mẹ qua bài viết sau.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng chính bị bệnh rôm sảy. Bệnh rôm sảy ở trẻ chủ yếu nguyên nhân là do thời tiết nóng, tuyến mồ hôi của bé bị nghẽn sinh ra mụn rôm. Câu hỏi các mẹ hay băn khoăn là “Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?”, hôm nay Vicaresẽ giải đáp thắc mắc đó cho các mẹ qua bài viết sau.

Rôm sảy là gì?

Bệnh rôm sảy thường thấy chủ yếu ở trẻ vào mùa khô hanh. Nếu thấy trên da của các bé xuất hiện những mụn nước dưới da, chuyển sang mẩn đỏ , gây ngứa, đặc biệt là ở nhưng nơi như đầu, cổ, vai, ngực, lưng và nách thì có thể trẻ đã mắc phải rôm sảy. Các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, không thoát được ra ngoài là điều kiện tốt để vi khuẩn lợi dụng cơ hội và môi trường để phát triển trên da bé, tạo nên rôm sảy. Hầu hết, rôm sảy ở trẻ sẽ tự hết, không để lại tác hại gì, nhưng có một vài trường hợp đặc biệt cần phải được điều trị.

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa...) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?

Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ

Sau khi áp dụng các biện pháp trên không đỡ, rôm sảy kéo dài hoặc khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to ... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Không tư ý bôi thuốc hoặc áp dụng bài thuốc theo lời mách bảo tránh các biến chứng xảy ra. Nếu rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi, có thể dùng thuốc trị đặc hiệu dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Phòng tránh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ mùa hè thì việc đầu tiên là luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10g - 15g, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ. Tắm rửa hàng ngày bằng nước mát cho da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng.

Quần áo, tã lót mặc rộng thoáng, chất liệu cotton và thay thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ không nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy. Đối với trẻ lớn cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường.

Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt... Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá?

Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi... để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.

Ngay cả lá bàng, chè xanh mà nhiều phụ huynh hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Ngoài ra, có những loại như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì chúng chứa chất độc có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng nặng.

Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách điều trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?

Có nên dùng phấn rôm cho trẻ bị rôm sảy?

Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.

Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy?
  • Làm thế nào để trẻ không bị rôm sảy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!