Theo tờ Straits Metropolis Daily, cậu bé Tiểu Lãng (2 tuổi, sống tại Phúc Châu, Trung Quốc) đang khỏe mạnh bỗng nhiên nôn ra máu. Trong vòng 5 tiếng, cậu bé đã nôn tới 7 lần. Khi được đưa tới bệnh viện, Tiểu Lãng đã rơi vào tình trạng hôn mê.
Các bác sĩ cho biết, các cơ quan nội tạng trong cơ thể Tiểu Lãng có thể bị suy yếu, đe dọa tới tính mạng. May mắn thay, sau 8 ngày chạy đua với tử thần, Tiểu Lãng đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
Khi tra hỏi cậu bé ăn gì trước khi nhập viện, người nhà Tiểu Lãng cho biết cậu bé đã ăn trứng vịt muối để qua đêm. Sau khi nghiên cứu, bác sĩ khẳng định đây chính là nguyên nhân khiến cậu bé bị ngộ độc.
Ngoài Tiểu Lãng còn có một trường hợp khác bị ngộ độc do ăn thức ăn để qua đêm. Theo đó, một chàng trai 28 tuổi cũng bị suy thận cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng do ăn rau và bánh bao để tủ lạnh qua đêm, tờ Business Daily đưa tin.
Một số trường hợp trên cho thấy một số món ăn để qua đêm có thể biến thành đôc dược, không chỉ trẻ em mà ngay cả thanh niên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ông Vương Thế Bưu, giám đốc Ban Chăm sóc sức khỏe trẻ em và phụ nữ cho biết, rất nhiều người vì muốn tiết kiệm, không nỡ vứt đồ ăn thừa đi mà cố cất trữ tới ngày hôm sau, thậm chí có người còn không dùng màng bọc thực phẩm mà cho thức ăn trực tiếp vào trong tủ.
Trong lần ăn tiếp theo, có người hâm nóng lại thức ăn nhưng cũng có người ăn luôn thức ăn nguội lạnh. Điều này gây ra những rủi ro rất lớn cho sức khỏe, đặc biệt là mùa hè.
Thức ăn để qua đêm chỉ là một khái niệm trực quan, nhưng trên thực tế, chỉ cần để thức ăn qua 8 tiếng cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 10 loại thức ăn chuyên gia khuyến cáo không nên để qua đêm.
1. Rau lá xanh
Thông thường, hàm lượng nitrat trong rau cải là cao nhất, tiếp theo là dưa chuột và thấp hơn là súp lơ. Vì vậy, nếu mua quá nhiều rau cùng một lúc, bạn nên ăn rau lá trước như rau chân vịt, bắp cải…
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo rằng vào mùa hè, nếu các loại rau lá xanh chế biến xong không ăn hết tốt nhất nên bỏ đi, tuyệt đối không để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt và rau cần tây.
Nguyên nhân là do hàm lượng nitrat trong 2 loại rau này tương đối cao, sau khi nấu chín và để trong thời gian dài, nó sẽ dễ dàng chuyển thành nitrit – một chất gây ung thư rất nguy hiểm.
2. Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, cá đã nấu nếu để qua đêm sẽ khiến hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương tới gan và thận. Vì vậy, nếu mua nhiều hải sản mà không ăn hết, bạn có thể để chúng vào túi hoặc hộp và đặt trong tủ đông, sau đó chế biến dần.
3. Trứng
Nhiều người thích ăn lòng đỏ trứng hoặc trứng lòng đào, tuy nhiên loại trứng này lại chưa được tiệt trùng hoàn toàn, nếu để qua đêm sẽ rất dễ sinh ra vi khuẩn, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, trứng đã chín để bên ngoài với nhiệt độ từ 10 độ C trở lên cũng dễ bị biến chất.
Nếu luộc lại rồi ăn cũng không thể đảm bảo bởi khi đó, chất dinh dưỡng trong trứng đã biến thành chất có hại, tàn phá hệ tiêu hóa của bạn.
4. Nấm, mộc nhĩ
Thời gian tiêu thụ lý tưởng của nấm là ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong loại thực phẩm này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa nếu hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.
Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày.
5. Canh để qua đêm trong nồi kim loại
Canh thừa để lại qua đêm trong nồi kim loại như nhôm, inox,… sẽ dễ sinh ra các chất độc gây hại cho sức khỏe.
Nếu muốn để canh sang bữa sau, tốt hơn hết là bạn không nên cho thêm bất kỳ loại gia vị nào khác vào canh hoặc có thể cho canh vào tô sứ, thủy tinh và cất giữ trong tủ lạnh.
6. Món kho
Các món kho nhừ không nên để để qua đêm kể cả khi đã bảo quan trong tủ lạnh. Bởi nếu để qua đêm, các món kho rất dễ sản sinh ra nấm mốc, khiến người dùng bị ngộ độc, đặc biệt là trong mùa xuân và mùa hè.
7. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành có tuổi thọ rất ngắn, chỉ nên uống trong vòng từ 2-4 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nếu không, lượng vi khuẩn có hại trong sữa sẽ nhanh chóng tăng lên, khiến sữa bị biến chất.
Tốt nhất là nên uống sữa ngay sau khi mở nắp hoặc bảo quan trong ngăn mát tủ lạnh và uống trong 12 giờ.
8. Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng nếu để khoai tây đã chế biến ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, nó có thể sinh ra vi khuẩn botulism, một loại vi khuẩn hiếm gặp, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Loại vi khuẩn này cũng không thể bị triệt tiêu hết nếu hâm lại, vì vậy, tốt nhất không nên để khoai tây đã chế biến qua đêm.
9. Cơm
Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm cho biết, gạo có thể chứa các bào tử vi khuẩn, gây ra ngộ độc thực phẩm.
Khi gạo đã nấu thành cơm, các bào tử vẫn có thể còn sống sót. Vì vậy, cơm để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài có thể khiến các bào tử vi khuẩn nhân lên, sản sinh ra các chất gây hại, khiến người ăn phải dễ bị nôn mửa, tiêu chảy.
Đặc biệt, hâm nóng lại cơm cũng không thể loại bỏ được những chất có hại này.
10. Thịt gà
Thành phần protein trong thịt gà sẽ bị thay đổi nếu được để nguội và hâm lại lần thứ hai. Điều này có thể khiến người ăn gặp phải một số rắc rối về tiêu hóa. Do đó, bạn không nên để thịt gà đã nấu qua đêm.
Theo sohu.com / womansday.com
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!