Bệnh chốc lở có lây không là điều khiến nhiều người quan ngại. Căn bệnh da liễu khá quen thuộc này không chỉ cản trở nhiều hoạt động thiết yếu hàng ngày của người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Không chỉ băn khoăn liệu bệnh có lây không mà nhiều người còn muốn biết làm thế nào để chữa trị bệnh hiệu quả.
Bệnh chốc lở là gì?
Bệnh chốc lở là một trong các bệnh da liễu thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Đây là bệnh nhiễm khuẩn da, thường do hai loại vi khuẩn là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước, vết đốt của côn trùng.
Bệnh chốc lở thường xảy ra ở trẻ từ 2-6 tuổi và trẻ sơ sinh do lứa tuổi này dễ bị nhiễm khuẩn qua vết rách da, do cào xước khi đùa nghịch, do va quệt, ngã... Ở người lớn, bệnh chốc lở xảy ra ít hơn trẻ em nhưng cũng không hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện sau tổn thương da hoặc viêm da.
Biểu hiện của bệnh chốc lở
Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: Có bọng nước và không có bọng nước.
Chốc có bọng nước điển hình
- Nguyên nhân: Thường do tụ cầu gây ra.
- Thương tổn cơ bản:
- Khởi đầu là dát đỏ kích thước 0,5-1 cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên đó.
- Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao.
- Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong.
- Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
- Vị trí thường gặp: Ở mặt, vùng da hở hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.
- Biểu hiện toàn thân: Viêm hạch lân cận, sốt rất hiếm gặp trừ khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.
- Bệnh nhân có thể ngứa, gãi làm thương tổn lan rộng chàm hóa, lan sang vùng da khác.
Chốc không có bọng nước điển hình
- Nguyên nhân: Thường do liên cầu tan huyết nhóm A.
- Thương tổn ban đầu: Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp có thể thấy các thương tổn vệ tinh ở xung quanh.
- Vị trí: Hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.
- Hình thái này thường gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh da nào đó kèm theo bội nhiễm, hầu như không gặp thương tổn ở niêm mạc.
- Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài, nhất là khi cơ thể có nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
Bệnh chốc lở có lây không?
Bệnh chốc lở rất dễ lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc ngoài da, dịch vết loét hoặc do sử dụng chung chăn màn, quần áo, giường chiếu với người bệnh. Bệnh thường phát triển và lây lan mạnh ở những khu vực đông người, nhà trẻ, trường học, siêu thị...
Trẻ em thường mắc bệnh chốc lở nhiều vào mùa hè và đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thời điểm này làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập lên da.
Phòng ngừa bệnh chốc lở
Giữ cho da sạch sẽ là cách tốt nhất để giữ cho nó khỏe mạnh. Điều trị vết cắt, vết xước, vết côn trùng cắn và vết thương khác ngay lập tức bằng cách rửa các khu vực bị ảnh hưởng và áp dụng các thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nếu ai đó trong gia đình đã có chốc lở, theo các biện pháp để giữ cho các nhiễm trùng lây lan cho người khác:
Nhẹ nhàng rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước sinh hoạt và sau đó đậy nắp nhẹ nhàng với miếng gạc.
Rửa quần áo, đồ vải lanh và khăn của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày và không chia sẻ với bất cứ ai khác trong gia đình.
Mang bao tay khi áp dụng bất kỳ thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay kỹ sau đó.
Cắt móng tay ngắn để ngăn chặn thiệt hại do gãi.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn.
Da trẻ em rất nhạy cảm và dễ gây kích ứng khi dùng một số thuốc tây y, do đó việc điều trị bệnh chốc lở ở trẻ thường khó khăn hơn so với người lớn. Chính vì vậy, đối với trẻ nhỏ bị chốc lở bạn nên sử dụng một số phương pháp đông y để chữa bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và ít gặp tác dụng phụ. Hy vọng những kiến thức trên mà Lily & WeCare cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Chúc bạn sức khỏe!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!