Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Vẩy nến là bệnh lý khá phổ biến, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người mắc bệnh cảm thấy phiền toái và rất khó chịu trong cuộc sống. Không khó để điều trị bệnh nhưng cách chữa bệnh vẩy nến như thế nào là hiệu quả nhất thì rất ít người biết.

Vẩy nến là bệnh lý khá phổ biến, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người mắc bệnh cảm thấy phiền toái và rất khó chịu trong cuộc sống. Không khó để điều trị bệnh nhưng cách chữa bệnh vẩy nến như thế nào là hiệu quả nhất thì rất ít người biết.

Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?

Bệnh vẩy nến

Vẩy nến (Psoriasis) là một bệnh da mạn tính thường gặp do tăng sinh tế bào và viêm. Tổn thương da đặc trưng thường hay gặp là những mảng màu đỏ, ranh giới rõ, trên có vẩy da màu trắng bạc. Các vẩy này bong ra dễ dàng thành từng lá vẩy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vẩy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Các vết sẩn thương tổn nhỏ tụ lại thành mảng lớn. Các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông và cẳng chân.

Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra thì các tế bào da mới sẽ thay thế. Ở người mắc bệnh vẩy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, chúng dồn lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vẩy trắng hay bạc.

Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?

Bệnh vẩy nến có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hay bị đỏ da trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ sau đó sẽ dần dần đóng thành những vảy khô màu trắng đục, đi kèm với triệu chứng ngứa. Khi cào hoặc gãi sẽ rớt ra từng mảng giống như sáp đèn cầy nên được gọi là vẩy nến.

Ngoài tổn thương da, một số người có thể bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, hoặc đổi màu vàng nâu, hoặc móng dày hoặc hư toàn bộ móng.

Các dạng vẩy nến gồm:

  • Vẩy nến mảng
  • Vẩy nến giọt
  • Vẩy nến đỏ da
  • Vẩy nến khớp
  • Vẩy nến mủ

Nguyên nhân bị bệnh vẩy nến

Nguyên nhân thật sự của vẩy nến vẫn chưa rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy vẩy nến có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể bệnh nhân, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh, bất thường. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vẩy nến. Các yếu tố đó gồm:

  • Chấn thương: bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương hay thậm chí ở cả những vết trầy xước nhẹ.
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vẩy nến giọt (một dạng vẩy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến hiện mắc. Nhiễm HIV cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
  • Thuốc: một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến như thuốc điều trị cao huyết áp (ức chế men chuyển, beta-blocker), kháng sốt rét tổng hợp, lithium, một số kháng viêm non-steroid, progesterone và corticosteroid.
  • Stress: buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress thường dễ làm bùng phát và nặng thêm bệnh vẩy nến.

Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?

  • Thời tiết: thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vẩy nến. Thời tiết nắng, nóng và ẩm thường làm giảm nhẹ bệnh. Tuy nhiên, một số người thường bị bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng (vẩy nến nhạy cảm ánh sáng).
  • Rượu và thuốc lá: làm tình trạng bệnh vẩy nến nặng thêm.

Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Mục tiêu chính của điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.

Các phương pháp điều trị vẩy nến

  • Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến thường được sử dụng trong những hợp vẩy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với những phương pháp khác. Có rất nhiều loại thuốc thoa tại chỗ, gồm có: corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic. Trước khi sử dụng thuốc đều cần phải có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da.
  • Các loại thuốc được chỉ định dùng trong những trường hợp bị bệnh vẩy nến nặng, gồm: methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine. Khi sử dụng cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng.
  • Thuốc sinh học: đây là nhóm thuốc mới có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong việc đáp ứng miễn dịch của bệnh. Cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến liên quan đến vai trò của tế bào miễn dịch lympho T và các tế bào sừng của thượng bì nên trị liệu cần tác động vào các tế bào này. Đó là hướng điều trị trong tương lai bệnh vẩy nến. Trị liệu sinh học ngày nay đã được sử dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến. Thuốc sinh học là những protein dẫn xuất từ nguồn sống (con người, động vật, cây cỏ, vi sinh vật) hoặc tổng hợp thông qua kỹ thuật tái tổ hợp DNA. Tuy nhiên, trị liệu sinh học cần rất thận trọng và có tiêu chuẩn chọn lựa.
  • Quang hóa trị liệu: sử dụng tia sáng để điều trị vẩy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Gần đây tia UVB dải hẹp rất có hiệu quả điều trị, ít tác dụng phụ hơn.

Vẩy nến có những biến chứng gì?

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách người bệnh có thể bị các biến chứng sau:

  • Đỏ da toàn thân
  • Vẩy nến mủ
  • Viêm khớp
  • Nhiễm trùng da
  • Tổn thương gan do thuốc, rượu
  • Một số nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh vẩy nến là yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch (nghĩa là dễ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch hơn) nhất là đối với những người vẩy nến nặng.

Khám và điều trị bệnh vảy nến ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ ... có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, điều trị bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.

Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ...phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.

Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Giờ làm việc:

  • Thứ hai - Thứ sáu: từ 06:30 đến 12:00 và từ 13:30 đến 16:30
  • Thứ Bảy: từ 06:30 đến 12:00

Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa lớn nhất khu vực miền Bắc. Tại quyết định số 481 BYT/QĐ ngày 18 tháng 6 năm 1980 Bộ Y tế đã thành lập Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và giao tiến sĩ Nguyễn Năng An tổ chức, đồng thời với việc ra đời bộ môn Dị ứng Đại học Y Hà Nội (tháng 11 năm 1980). Với một phòng khám chuyên khoa dị ứng và một bệnh phòng 30 giường điều trị nội trú cán bộ của trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả rõ rệt trong việc hoàn chỉnh các phương pháp phát hiện và điều trị các thể lâm sàng của dị ứng thuốc. Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi nổi tiếng trên toàn miền Bắc. Đây là địa chỉ được người dân đánh giá cao trong thăm khám và điều trị bệnh nên bạn có thể an tâm thực hiện điều trị bệnh ở đây an toàn và hiệu quả.

Địa chỉ: 78 giải phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0248 693 781.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh

Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?Bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng

Bệnh viện 175 ra đời ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (26/5/1975), từ 3 bệnh viện: K116, K72, K59 và một số đội điều trị, với tên gọi ban đầu là Viện Quân y 175 (là số hiệu hợp thành của 3 số đầu của các đơn vị) phát triển thành Bệnh viện 175 ngày nay. Viện 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam (1/5/1975 - 24/9/1977).

Điện thoại:096 983 10 10

Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp. Người bệnh cần hiểu biết rõ về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp bản thân có thể chung sống hòa bình và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

Hiền Trần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!