Vảy nến (hay vẩy nến) có tính chất tự miễn và hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể kiểm soát các đợt tái phát và giúp người bệnh chung sống hòa bình với vảy nến suốt cuộc đời. Căn bệnh này không có tính lây nhiễm như nhiều người lầm tưởng. Vảy nến có yếu tố di truyền nên nếu trong gia đình có người bị bệnh vảy nến thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai cho các thành viên còn lại. Tuy nhiên, thực tế có không ít người mắc bệnh mà không có tiền sử gia đình và ngược lại.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh tự miễn mạn tính, khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, đau, thậm chí là nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân gây vảy nến là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào biểu bì da của bạn. Bệnh vảy nến xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng hầu hết các ca mắc được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là như nhau. Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là từ 15 – 35. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số nghiên cứu ước tính rằng, khoảng 75% ca bệnh vảy nến được chẩn đoán trước tuổi 46. Thế nhưng, có không ít trường hợp, bệnh được chẩn đoán vào giai đoạn 50 – 60 tuổi.
Theo Viện Da liễu Quốc gia Hoa Kỳ (AAD), có khoảng 7,5 triệu người Mỹ mắc vảy nến. Người bị vảy nến thường phát triển một số bệnh lý đi kèm như: Đái tháo đường type 2, bệnh viêm ruột, bệnh tim, bệnh thận, huyết áp cao, viêm khớp vảy nến…
Người mắc vảy nến không chỉ bị đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý khi bị mọi người xa lánh. Hiện nay, tỷ lệ người mắc vảy nến ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và với nhiều dạng bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu về các dạng bệnh vảy nến và cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả dưới đây:
Bệnh vảy nến được chẩn đoán như thế nào?
Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh vảy nến, bạn hãy đến cơ sở chuyên về da liễu để khám. Các chuyên gia thường kết hợp giữa thăm khám thường quy và xét nghiệm để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh.
Thăm khám thường quy
- Đa phần các chuyên gia đều có thể dễ dàng chẩn đoán bạn có bị mắc bệnh vảy nến hay không thông qua việc thăm khám thông thường. Các triệu chứng của vảy nến thường rất rõ ràng và dễ phân biệt với triệu chứng tương tự của tình trạng sức khỏe khác.
- Để việc điều trị có hiệu quả, bạn hãy cung cấp cho chuyên gia càng nhiều thông tin về bệnh càng tốt. Các thông tin bao gồm: Vùng da bị bệnh có ngứa hay không, bạn có đang bị căng thẳng hay mất ngủ không, bạn từng dị ứng với những gì và trong gia đình có ai mắc bệnh vảy nến hay không…
Sinh thiết
Nếu các triệu chứng vảy nến của bạn không biểu hiện một cách rõ ràng, hoặc chuyên gia muốn xác nhận chẩn đoán của họ, thì một mẫu da của bạn có thể được lấy để làm sinh thiết. Mẫu da này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán loại bệnh vảy nến mà bạn mắc hoặc loại trừ các tình trạng nhiễm trùng da khác. Sau khi có kết quả sinh thiết, chuyên gia sẽ thảo luận với bạn để có cách chữa bệnh vảy nến thích hợp nhất.
Các dạng bệnh vảy nến phổ biến hiện nay
Có 8 dạng bệnh vảy nến phổ biến
1. Bệnh vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám)
Vảy nến thể mảng thường xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu…
Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh vảy nến, ước tính chiếm đến khoảng 85% người mắc vảy nến. Đặc trưng của bệnh là những mảng da dày, màu đỏ, thường có vảy màu bạc hoặc trắng và dễ dàng bong ra.
Các mảng da bị bệnh thường đường kính từ 1 – 10cm nhưng đôi khi có thể lớn hơn và bao phủ nhiều bộ phận của cơ thể. Nếu người mắc vảy nến gãi lên vùng da bị bệnh, các triệu chứng vảy nến có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Cách chữa bệnh vảy nến thể mảng
Trước tiên, chuyên gia y tế sẽ kê toa cho bạn dùng kem dưỡng ẩm để giữ da không bị quá khô hoặc kích ứng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không cần kê toa hoặc những sản phẩm dưỡng ẩm dạng thuốc mỡ như:
- Các loại kem dưỡng có chứa vitamin D như calcipotriene (Dovonex) và calcitrol (Rocaltrol) để giảm tỷ lệ tổn thương lan rộng.
- Dùng retinoids tại chỗ giúp giảm viêm
- Các loại thuốc tazarotene (Tazorac, Avage)
- Sử dụng muối coal-tar (chiết xuất từ than đá), kem, dầu hoặc dầu gội
- Trong một số trường hợp, bạn cần được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (vùng da bị bệnh sẽ tiếp xúc với cả tia UVA và UVB).
Đôi khi để giảm viêm, chuyên gia sẽ cho bạn áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp như dùng thuốc uống theo toa, liệu pháp ánh sáng và dùng thuốc mỡ.
2. Bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thể giọt thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Đây là loại bệnh phổ biến thứ 2, chiếm khoảng 10% số người bệnh vảy nến. Biểu hiện của bệnh là các đốm da màu đỏ xuất hiện khắp cơ thể, nhất là nửa người phía trên, đường kính từ 1 – 10mm. Bề mặt các đốm màu đỏ tươi, phủ vảy trắng đục, dễ bong.
Các đốm da thường không dày như vảy nến thể mảng nhưng vảy nến thể giọt có thể phát triển thành thể mảng nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh vảy nến thể giọt thường xuất hiện sau khi bạn chịu một tác nhân kích hoạt nhất định như viêm họng, căng thẳng, tổn thương da, nhiễm trùng hay tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó…
Cách chữa bệnh vảy nến thể giọt
Việc tìm ra tác nhân gây bệnh và ngăn chặn, điều trị triệt để các tác nhân này có thể giúp cải thiện rất tốt bệnh vảy nến thể giọt. Nếu nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng này, thì việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả khả quan. Chuyên gia cũng có thể kê toa những loại kem chứa steroid, kết hợp liệu pháp ánh sáng và thuốc uống cho bạn.
3. Bệnh vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ)
Người mắc bệnh vảy nến thể mủ thường phải chịu đau đớn và tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng
Bệnh vảy nến mụn mủ là một dạng nghiêm trọng và hiếm gặp của vảy nến. Bệnh khiến mụn có mủ trắng xuất hiện trên bề mặt da và để lại tổn thương màu đỏ. Bệnh ảnh hưởng đến các vùng da như bàn tay, bàn chân hoặc bao phủ phần lớn bề mặt da. Một số bệnh nhân bị vảy nến mụn mủ có thể xuất hiện triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mạch đập nhanh, yếu cơ, mất vị giác…
Bệnh vảy nến thể mủ có 3 dạng khác nhau, bao gồm:
- Bệnh vảy nến Von Zumbusch (Bệnh vảy nến cấp tính)
- Bệnh vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân
- Bệnh vảy nến mủ Acropustulosis
Cách chữa bệnh vảy nến thể mủ
Để việc điều trị vảy nến thể mủ đạt hiệu quả, chuyên gia sẽ căn cứ vào kích thước của khu vực da bị ảnh hưởng. Vùng da nhỏ có thể được điều trị bằng kem có chứa corticosteroid, thuốc không kê toa hoặc có kê toa. Nếu bệnh ảnh hưởng trên vùng da có diện rộng, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc uống và liệu pháp ánh sáng. Ngoài ra, việc xác định nguyên nhân cơ bản gây bệnh và điều trị triệt để nguyên nhân cũng có thể giúp giảm tái phát bệnh. Nếu bị vảy nến thể mủ toàn thân, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị, bởi nếu tự điều trị, các mụn nước có thể vỡ ra, gây nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm.
4. Bệnh vảy nến đảo ngược
Vảy nến đảo ngược thường xuất hiện ở các nếp gấp da và bị chẩn đoán nhầm với nấm da…
Dấu hiệu nhận biết vảy nến đảo ngược là bệnh thường xuất hiện trong các nếp gấp da, chẳng hạn như dưới bầu vú, nách hoặc khu vực háng. Khi bị bệnh này, bạn sẽ thấy vùng da tổn thương có màu đỏ, bề mặt da thường sáng bóng và mịn. Việc cọ xát da hoặc mồ hôi tại vùng tổn thương có thể khiến bệnh nhân rất khó chịu. Hầu hết những người mắc vảy nến đảo ngược này đều bị một dạng vảy nến khác.
Cách chữa bệnh vảy nến đảo ngược
Việc điều trị vảy nến đảo ngược giống như cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng. Bạn có thể dùng các loại kem steroid tại chỗ, liệu pháp ánh sáng và thuốc uống. Chuyên gia có thể kê toa cho bạn dùng một loại kem steroid có hiệu lực thấp hơn để tránh làn da bị mỏng đi quá mức. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc làm giảm sự phát triển của nấm men hoặc vi khuẩn.
5. Bệnh viêm khớp vảy nến
Ở người bị bệnh viêm khớp vảy nến, các triệu chứng vảy nến ở da thường xuất hiện trước triệu chứng bệnh về khớp
Ở người bị bệnh viêm khớp vảy nến, các triệu chứng vảy nến ở da thường xuất hiện trước triệu chứng bệnh về khớp
Vảy nến là một bệnh tự miễn, có thể kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các khớp và da. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp, gây nên bệnh viêm khớp vảy nến.
Có khoảng 30% người bị bệnh vảy nến phát triển viêm khớp gọi là viêm khớp vảy nến (PsA). Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mắc.
Cách chữa bệnh viêm khớp vảy nến
Hiện chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh viêm khớp vảy nến. Việc điều trị có thể bao gồm: Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) chẳng hạn như ibuprofen (Advil) và natri naproxen. Nhóm thuốc NSAIDs có thể giúp giảm tỷ lệ sưng và đau do căn bệnh này.
Thuốc kê đơn như prednisone, corticosteroid (dùng đường uống) cũng có thể giúp giảm viêm. Thuốc theo toa dùng tại chỗ để điều trị viêm khớp vảy nến bao gồm axit salicylic, calcipotriene và tazarotene. Liệu pháp ánh sáng cũng có thể giúp giảm triệu chứng.
Thuốc chống bệnh thấp khớp (DMARDs) cũng có thể được sử dụng để giúp giảm viêm và tổn thương khớp. Một dạng DMARDs sinh học cũng hay được dùng để giảm viêm ở mức tế bào.
6. Bệnh vảy nến toàn thân (bệnh vảy nến Erythrodemic)
Bệnh vảy nến toàn thân khiến cơ thể không thể kiểm soát nhiệt độ
Đây là một dạng bệnh vảy nến hiếm gặp, các vùng da bị tổn thương có màu đỏ tươi, trông giống như phỏng nặng, rớm dịch… Tình trạng này nghiêm trọng và có thể bạn cần phải nhập viện để cấp cứu vì vảy nến toàn thân khiến cơ thể không thể kiểm soát nhiệt độ.
Bệnh vảy nến toàn thân có thể phát triển từ các bệnh sau:
- Bệnh vảy nến mụn mủ
- Bệnh vảy nến mảng bám lan rộng, không được kiểm soát y tế chặt chẽ
- Cháy nắng
- Nhiễm trùng
- Hậu quả của tình trạng nghiện rượu
- Stress nặng
- Việc ngừng sử dụng đột ngột một loại thuốc điều trị bệnh vảy nến toàn thân.
Cách chữa bệnh vảy nến toàn thân
Nếu bị dạng bệnh vảy nến này, bạn cần được chăm sóc tại bệnh viện. Chuyên gia có thể kết hợp liệu pháp sử dụng băng thuốc dạng ẩm, dùng steroid tại chỗ và thuốc uống theo toa cho đến khi các triệu chứng đã được cải thiện.
7. Bệnh vảy nến móng tay, móng chân
Bệnh vảy nến móng dễ nhầm với nhiễm nấm và các nhiễm trùng khác của móng
Bệnh vảy nến móng tay, móng chân không phải là dạng bệnh chính thức của bệnh vẩy nến mà là một biểu hiện của bệnh vảy nến. Bệnh vẩy nến móng tay, móng chân có thể gây ra:
- Những vết lõm lấm tấm trên các móng tay
- Bề mặt móng gồ ghề, có rãnh
- Móng bị đổi màu
- Móng dễ lung lay
- Bề mặt da dưới móng sần lên
- Bề mặt móng xuất hiện các đốm có màu
- Móng của bệnh nhân mắc bệnh này có thể rụng.
Cách chữa bệnh vảy nến móng
Hiện nay, chưa có cách chữa trị hiệu quả cho bệnh vảy nến móng nhưng một số phương pháp điều trị có thể cải thiện sức khỏe và sự phát triển của móng. Phương pháp điều trị căn bệnh này cũng giống với việc điều trị bệnh vảy nến mảng bám. Quá trình điều trị có thể rất tốn thời gian vì cần đánh giá tác động của phương pháp điều trị qua biểu hiện của phần móng mới mọc ra, trong khi móng mọc rất chậm. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Quang trị liệu
- Thuốc dùng đường uống như Methotrexate
- Chế phẩm sinh học (tiêm hoặc truyền tĩnh mạch)
8. Bệnh vảy nến da đầu
Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu có thể lan rộng đến cổ, mặt và tai…
Đây là dạng bệnh phổ biến ở những người bị bệnh vảy nến mảng bám. Đối với một số người, bệnh vảy nến da đầu có thể gây ra tình trạng rất nhiều gàu. Đối với những người khác, bệnh có thể gây đau, ngứa và rất dễ nhận thấy khi quan sát đường chân tóc.
Trong một số trường hợp, việc da đầu bị trầy xước quá mức là hậu quả của quá trình gãi, điều này cũng khiến tóc bị rụng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài đôi khi cũng khiến người mắc bị căng thẳng, mặc cảm.
Cách chữa bệnh vảy nến da
Phương pháp điều trị tại chỗ thường được áp dụng cho bệnh vảy nến da đầu. Trong 1 – 2 tháng đầu tiên, chuyên gia có thể yêu cầu bạn điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu cộng với việc thăm khám thường xuyên. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Thuốc dưới dạng dầu gội đầu
- Kem chứa steroid
- Chế phẩm muối coal-tar
- Ứng dụng tại chỗ của vitamin D, được gọi là calcipotriene (Dovonex)
Ngoài ra, liệu pháp ánh sáng và thuốc uống cũng có thể được khuyến cáo tùy thuộc vào sự đáp ứng với điều trị.
Hành trình gần 20 năm tìm cách chữa bệnh vảy nến của anh Ngô Tấn Xuân
Sau thời gian sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, giờ đây anh Xuân đã có thể tự tin mặc áo ngắn tay
Anh Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110, đường Thống Nhất, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) mắc vảy nến vào khoảng những năm 2000. Ban đầu, anh thấy những mảng vảy nhỏ ở rìa tóc hay da đầu nên nghĩ rằng da khô, chỉ cần dưỡng ẩm là hết. Dù anh vẫn dưỡng ẩm mỗi ngày, các mảng vảy ngày càng lan rộng đến cổ và lưng. Lâu ngày, những mảng da khô khiến vảy bong tróc liên tục, các vùng da này trở nên sần sùi, khô cứng, gây ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của anh Xuân.
Điều đặc biệt là anh Xuân bị mọi người xa lánh vì nghĩ rằng đây là bệnh truyền nhiễm. Anh chỉ dám mặc quần áo dài tay và hạn chế để hở các vùng da bị thương tổn. Lúc này, tay chân anh nổi kín vảy, khiến con cái cũng có phần sợ hãi. E ngại, mặc cảm nên anh gần như chỉ ở nhà, hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.
Anh Xuân đi khám, các chuyên gia cho biết anh bị vảy nến và cho thuốc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, anh cải thiện triệu chứng, còn ngưng thuốc thì lại bị tái phát. Sau đó, anh chuyển sang hỗ trợ điều trị bằng Đông y. Nghe ai mách ở đâu có bài thuốc, lá tắm có thể giúp cải thiện tình trạng của mình, anh cũng tìm đến nhưng đều không hiệu quả.
Bí quyết hỗ trợ điều trị vảy nến của anh Xuân
Anh nghĩ cả đời này chắc mình phải sống chung với vảy nến, sống trong ánh mắt xa lánh của mọi người. Một ngày, con trai anh gọi điện từ Úc về và kể những người có triệu chứng như anh uống sản phẩm Kim Miễn Khang (*) từ Việt Nam và thấy rất hiệu quả nên bảo anh tìm hiểu xem thế nào.
Không chần chừ, anh mua ngay Kim Miễn Khang về dùng. Chỉ sau 10 ngày sử dụng, vảy đã bắt đầu bong ra một cách tự nhiên, diện tích vảy nến thu nhỏ dần sau từng tháng. Sau 3 tháng uống Kim Miễn Khang, vảy da của anh gần như không còn nữa.
Hiện tại, sau 7 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng vảy nến của anh đã cải thiện rõ rệt, anh trở về với cuộc sống bình thường. Da anh nhẵn nhụi và chưa có dấu hiệu tái phát. Anh vẫn duy trì sử dụng sản phẩm hàng ngày để phòng ngừa tái phát. Không chỉ riêng anh mà bất kỳ ai đang mắc vảy nến cũng nên dùng thử Kim Miễn Khang để thoát khỏi tình trạng này.
Thành phần của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng. Từ xưa, cây sói rừng đã được nghiên cứu có tác dụng chống tự miễn, chống viêm, tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng. Ngoài ra, Kim Miễn Khang còn là sự kết hợp của các thảo dược khác như hoàng bá, nhũ hương, bạch thược,… giúp cải thiện tình trạng vẩy nến, giảm tái phát.
Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, Kim Miễn Khang có thể sử dụng lâu dài, mang lại cho người bị vảy nến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Mọi người sử dụng viên nén rất dễ dàng mà không cần sắc thuốc, hiệu quả cao và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, sự kết hợp bộ đôi “Trong uống – Ngoài bôi” sẽ cho kết quả khả quan hơn với người mắc vảy nến, kể cả những thể vảy nến khó điều trị như thể móng.
Tại sao Kim Miễn Khang và Explaq lại có tác dụng với người bị vảy nến?
Kim Miễn Khang và Explaq đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và trải qua những nghiên cứu thực nghiệm. Dưới đây là các nghiên cứu đó:
1. Nghiên cứu của sản phẩm Kim Miễn Khang
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang – Sự lựa chọn tin cậy của người bị vảy nến
Hiệu quả và độ an toàn của Kim Miễn Khang được đánh giá trên lâm sàng, do PGS. TS. Trần Lan Anh thực hiện với đề tài Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị kết hợp với Kim Miễn Khang có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện cao hơn nhóm đối chứng chỉ sử dụng đơn độc không kết hợp cùng Kim Miễn Khang. Bên cạnh đó, các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Như vậy, Kim Miễn Khang hiệu quả và an toàn khi sử dụng ở người mắc vảy nến.
2. Nghiên cứu của sản phẩm Explaq
Bệnh nhân vảy nến có thể an tâm khi sử dụng Explaq vì sản phẩm an toàn và hiệu quả
Sản phẩm Explaq đã được đánh giá lâm sàng với đề tài Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng kem Explaq kết hợp uống thuốc điều trị liều thấp (7,5mg/tuần) do PGS. TS. Đặng Văn Em và Chuyên gia Nguyễn Bá Hùng thực hiện, hoàn thành năm 2015.
Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm 60 người bị vảy nến thông thường. Những người này được chia thành 2 nhóm: một nhóm bôi kem Explaq 2 lần/ngày và nhóm đối chứng bôi mỡ salicylic 5% 2 lần/ngày. Cả 2 nhóm kết hợp uống thuốc điều trị 7,5mg/tuần, điều trị trong 4 tuần. Kết quả, nhóm người sử dụng kem Explaq có hiệu quả cải thiện vảy nến tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Như vậy, Explaq rất tốt và an toàn cho người mắc vảy nến.
Những người cải thiện vảy nến nhờ kiên trì dùng Kim Miễn Khang
1. Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến từ năm 1995 ở trên đầu và hơi ngứa. Sau đó, vảy nến lan xuống khuỷu tay, cổ, bụng, 2 chi dưới, đặc biệt là dày đặc ở chân. Một thời gian dài tìm cách đẩy lùi vảy nến, tình trạng vảy nến của bà không thuyên giảm. Đến năm 2013, trong một lần xem tivi, bà biết đến Kim Miễn Khang và mua về dùng thử kết hợp với bôi kem Explaq. Thật bất ngờ, sau 2 tháng sử dụng, vảy da đỡ hẳn, ngứa ngáy không còn. Bà ăn được, ngủ được, tinh thần thoải mái, sức khỏe được cải thiện. Để biết thêm về hành trình chống chọi vảy nến của bà Bình, bạn hãy tham khảo tại đây.
2. Anh Nguyễn Văn Thoại (33 tuổi, thầy giáo ở Ba Tri, Bến Tre) đã mắc vảy nến suốt 15 năm. Da của anh luôn trong tình trạng bong vảy, ngứa, sức khỏe toàn thân suy yếu rõ rệt. Anh Thoại được kê toa thuốc corticoid, nhưng cứ ngừng thuốc thì lại tái phát. Bên cạnh đó, mỗi lần dùng thuốc Tây, da anh mẩn đỏ, mỏng da dễ bị trầy xước. Khi lên mạng tìm hiểu, anh biết đến Kim Miễn Khang và Explaq nên đã mua dùng thử. Hiệu quả rõ ràng sau 2 tháng sử dụng sản phẩm, các lớp vảy bong ra, sau đó mịn hơn, không khô ráp nữa. Câu chuyện của anh còn nhiều chi tiết khác nữa, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như phương pháp điều trị, bạn vui lòng gọi hotline 091 675 7545 / 091 675 5060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800 6107.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường
- Điểm danh 5 loại gia vị trị viêm cho viêm khớp vẩy nến
- Dầu dừa có thể trị bệnh vảy nến không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!