Bệnh còi xương thường song hành với bệnh suy dinh dưỡng, nhưng hai bệnh này là khác nhau. Suy dinh dưỡng do thiếu chất dinh dưỡng nói chung, làm trẻ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Còn còi xương, nguyên nhân là do thiếu canxi mà hậu quả do thiếu các vitamin chuyển hóa canxi như vitamin D3, vitamin K2 (MK7), làm cho xương không được cấp đủ canxi, dẫn đến mềm xương, chậm phát triển xương.
Còi xương có thể gặp ở những trẻ có chiều cao và cân nặng phát triển bình thường, thậm chí gặp ở cả những trẻ béo phì.
Chuyển hóa canxi trong cơ thể
Nguồn cung cấp canxi cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn, nước uống sữa mẹ, các loại sữa bột,…
- Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, phospho từ đường tiêu hóa vào máu và vận chuyển từ máu rồi lắng động vào xương. Ngoài ra, dưới tác dụng của hormon cận giáp, vitamin D làm tăng tái hấp thu canxi và phospho ở ống thận.
- MK7, một loại vitamin K2 trong tự nhiên, được chiết xuất từ đậu nành lên men theo phương pháp truyền thống Natto của Nhật Bản. Giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương bằng cách hoạt hóa một protein là osteocalcin, nhờ đó mang canxi từ máu và gắn vào xương.
MK7 được ví là “người lái xe” đưa canxi vào đúng nơi cần đến. Nếu không có MK7 (người lái xe) thì canxi sẽ đi vào bất kì mọi nơi. Khi đó canxi gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành tim, thận, tĩnh mạch) hơn là gắn vào xương, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu, xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn trên da v.v…)
MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.
Như vậy, hàm lượng canxi và phospho trong cơ thể đủ hay thiếu đều phụ thuộc vào vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh lý còi xương ở trẻ em. Nhưng chỉ vitamin D không là chưa đủ, mà còn cả MK7 nữa. Vitamin D và MK7 là bộ đôi giúp phát triển xương toàn diện.
Nguồn cung cấp vitamin D chủ là nguồn nội sinh, một phần từ thức ăn. Trên da của cơ thể có tiền chất của vitamin D là 7-dehydrocholesterol, chất này dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời (tia UV), sẽ chuyển thành vitamin D.
Một phần vitamin K2 được tổng hợp ở ruột do một loại vi khuẩn có lợi, còn phần lớn cung cấp từ thức ăn. Hiện nay vitamin K2 được sản xuất theo phương pháp truyền thống Natto với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Natto được làm từ đậu nành lên men là nguồn tự nhiên giàu vitamin K2 nhất mang thương hiệu MenaQ7, một công nghệ độc quyền. MenaQ7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên.
Nguyên nhân gây bệnh còi xương
Bệnh do thiếu hụt vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ:
- Thiếu ánh nắng mặt trời là hay gặp nhất, do trẻ sinh vào mùa đông, do thói quen kiêng cữ, mặc quá nhiều quần áo, sống ở vùng cao có nhiều mây mù
- Chế độ ăn không phù hợp, như sữa mẹ không đủ, chế độ ăn dặm thiếu chất dinh dưỡng, trẻ bị tiêu chảy, táo bón, viêm đường hô hấp,… làm giảm hấp thu vitamin D
- Trẻ đẻ non, sinh đôi, sinh ba, trẻ quá béo,… cũng là yếu tố nguy cơ cao bị còi xương.
- Một nguyên nhân nữa khiến trẻ dễ bị còi xương là chế độ ăn thiếu canxi, phospho, thiếu các vitamin và khoáng chất, hoặc mắc hội chứng kém hấp thu, làm giảm hấp thu vitamin D3.
- Những trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai, hoặc sinh ra từ những bà mẹ không được ăn uống đầy đủ khi mang thai cũng dễ bị bệnh còi xương.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện toàn thân:
Các dấu hiệu xuất hiện sớm như trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi ngay cả khi trời lạnh (mồi hôi trộm), rụng tóc ở gáy (còn gọi là rụng tóc hình vành khăn).
Các biểu hiện tại xương:
Giai đoạn sớm biểu hiện dặc trưng là mềm xương, đây là biểu hiện của bệnh đang tiển triển cấp, nếu được chữa trị trong giai đoạn này sẽ mang lại kết quả tốt và không để lại di chứng nặng nề cho trẻ. Các biểu hiện mềm xương có thể gặp như:
- Xương sọ mềm, ấn lõm, thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm liền thóp.
- Răng mọc chậm, mọc không không theo quy tắc.
Giai đoạn muộn, có biểu hiện tăng sinh và biến dạng xương, đây là hậu quả của sự mềm xương. Biến dạng xương thường để lại nhiều di chứng nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn đáng kể trong sinh đẻ do sự biến dạng của khung châu. Các biểu hiện có thể gặp:
- Bướu xương sọ, bướu trán, bướu đỉnh tạo, xương hàm dưới chậm phát triển, xương hàm trên chìa ra.
- Khớp sụn sườn trước ngực tăng sinh, phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn, lồng ngực có thể biến dạng, dô lên phía trước như ngực gà, hoặc bị lõm vào ở ngang vú tạo nên ngực hình chuông.
- Tăng sinh và phì đại đầu dưới xương cẳng tay, xương cẳng chân tạo nên vòng cổ tay, vòng cổ chân.
- Do mềm xương lại phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, nên chân trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”, cột sống cong, gù vẹo.
Các biểu hiện tại cơ quan khác:
- Ảnh hưởng đến cơ: Trương lực cơ giảm, gây bụng ỏng, chậm biết ngổi, chấm biết đứng, đi.
- Ảnh hưởng đến hệ tạo máu: Thường có thiếu máu nhược sắc, da xanh, niêm mạc nhợt, hổng cầu to, gan lách to.
Phương pháp đẩy lùibệnh còi xương
- Tắm nắng hàng ngày: Nên tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc ánh nắng yếu (tốt nhất nên trước 9h sáng). Mỗi ngày thực hiện 15 – 20 phút, khi tắm phải bỏ hết quần áo cho ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ. Về mùa đông, không có ánh nắng có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý trị liệu.
- Uống vitamin D 4.000 IU/ngày trong 4 - 8 tuần. Trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng.
- Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ vitamin và các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng phát triển xương, cho trẻ uống các sản phẩm có chứa canxi, vitamin D3 và MK7,…
- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Trong chế biến thức ăn cần thêm dầu vào (vì vitamin D là loại tan trong dầu, nên khi có dầu sẽ dễ hấp thu hơn).
Phòng bệnh còi xương cho trẻ
- Dự phòng còi xương ở trẻ em cần thực hiện ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Khi người mẹ mang thai, cần phải có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cung câp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
- Người mẹ cần làm những công việc phù hợp, không tiếp xúc với tác nhân độc hại, không làm việc nặng nhọc có thể gây sinh non.
- Người mẹ khi mang thai có thể uống thêm vitamin D và canxi với liều 800 – 1.000 IU vitamin D và 1.200mg canxi mỗi ngày.
- Khi sinh, nên để trẻ ở phòng thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, phòng có đầy đủ ánh sáng.
- Khi trẻ đầy tháng, thậm chí đủ 2 tuần có thể cho tắm nắng, khoảng 15 – 20 phút/ ngày (trước 9h sáng).
- Nếu mẹ đủ sữa, cho trẻ bú sứa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ không có sữa hoặc không đủ thì cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi.
- Khi trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, như trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, dầu.... Ngoài chế độ ăn dặm ra, vẫn phải cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi.
- Cho trẻ đi khám, điều trị sớm và triệt để các bênh lí mắc phải như bệnh lí đường hô hấp, bệnh lí tiêu hóa.
- Để cung cấp canxi an toàn cho cơ thể, qua đó dự phòng bệnh còi xương ở trẻ em, đồng thời giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa, cho trẻ uống các sản phẩm có chứa canxi, vitamin D3 và MK7,…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!