Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Ghẻ gây ra bởi loại ký sinh trùng có tên khoa học Sarcoptes Scabiei khiến người bệnh gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể lây nhiễm qua con đường khác nhau, nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng có thể gây ra nhiễm khuẩn thứ phát, nguy hiểm hơn là dẫn đến biến chứng viêm cầu thận.

Ghẻ gây ra bởi loại ký sinh trùng có tên khoa học Sarcoptes Scabiei khiến người bệnh gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể lây nhiễm qua con đường khác nhau, nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng có thể gây ra nhiễm khuẩn thứ phát, nguy hiểm hơn là dẫn đến biến chứng viêm cầu thận.

Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Ghẻ là bệnh gì?

Ghẻ là căn bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei hay còn gọi với cái tên rất dân gian là cái ghẻ, chúng làm ổ trên da và khiến người bệnh ngứa ngái khó chịu. Ký sinh trùng này gây nên ghẻ cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Các khu vực, bộ phận thường xuất hiện ghẻ là ở tay chân, bộ phận sinh dục.

Khi người bệnh nhiễm ghẻ trên da sẽ xuất hiện các mụn nước và rất ngứa. Nếu không được chữa trị dứt điểm hay tình trạng ghẻ quá nặng có thể dẫn đến biến chứng như bội nhiễm, nhọt, viêm nang lông, áp xe ngực, nguy hiểm hơn có thể bị viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Ghẻ lây truyền qua những con đường nào?

Bệnh ghẻ có khả năng lây nhiễm cao, lan nhanh chóng và rất dễ bùng phát thành dịch. Do đó nên cách ly người bị ghẻ với các thành viên còn lại trong gia đình, sở làm hay trường học để tránh tình trạng lây lan.

Người bị lây nhiễm ghẻ chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp hay lây gián tiếp, cụ thể:

Qua tiếp xúc trực tiếp

Ký sinh trùng củabệnh ghẻsẽ xâm nhập trực tiếp tại các vị trí như kẽ móng tay, chân khi có điều kiện thuận lợi, thường xuyên tiếp xúc ở môi trường ẩm thấp, nước nhiễm bẩn...

Lây nhiễm qua da

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào da người lành khi có sự tiếp xúc với các vật dụng của người đã bị ghẻ như quần áo, gường ngủ, chăn gối...Đây là khả năng lây nhiễm cao nhất. Bên cạnh đó, khi bắt tay, ôm hay tiếp xúc với người bệnh trong sinh hoạt thường ngày, ngủ cùng giường hay có quan hệ tình dục cũng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm ghẻ

Ngứa là triệu chứng chính trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ gặp tình trạng ngứa dữ dội.

Ban ngày bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa nhưng ngứa ít, ban đêm mức độ ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn do thời điểm này là lúc ghẻ cái ra khỏi hang tìm ghẻ đực. Lúc này nếu bệnh nhân gãi nhiều sẽ khiến ghẻ vương, mắc trên quần áo, chăn gối nên khả năng lây lan bệnh là rất cao.

Đối với bệnh ghẻ nếu gặp điều kiện thuận lợi như trời nóng, mồ hôi nhiều sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy càng khó chịu hơn.

Ngay ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh ghẻ rất dễ nhận biết, thông qua sự xuất hiện mụn nước ở những vùng da mỏng, có nếp gấp như kẽ tay, lằn chỉ tay, khi vực thắt lưng, bẹn, đùi, cơ quan sinh dục, cạp quần, nách,... Trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi bị ghẻ hầu hết sẽ bị toàn thân nên rất khó chịu, quấy khóc,...

Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Cách điều trị và phòng tránh bị bệnh ghẻ

- Khi phát hiện bị nhiễm ghẻ nên thực hiện điều trị đủ thời gian để bệnh hết dứt điểm.

- Nên điều trị cùng lúc cả người bệnh cùng người thân trong gia đình.

- Sử dụng các loại thuốc đặc trị ghẻ, bôi tại vùng nhiễm ghẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tiến hành bôi trong 3 ngày liên tiếp rồi mới tắm giặt và thay quần áo.

- Bên cạnh việc dùng thuốc bôi người bệnh cũng cần kết hợp dùng thêm các loại thuốc như kháng histamine, vitamin B, vitamin C...

- Không nên cào gãi hay chà xát khi ngứa, có thể cho người bệnh tắm lá đắng, lá xoan, lá đào hay lá ba gạc...

- Trong trường hợp khi ghẻ bị nhiễm khuẩn nên bôi thêm thuốc màu, ghẻ viêm da hòa cần điều trị thêm vùng bị viêm da.

- Quần áo, chăn màn, khăn tắm của người bệnh nên được giặt sặt và luộc sôi. Nếu có đợt dịch lây lan nhiều nên tẩy uế quần áo, chăn màn, đậy kín trong vòng 48h, sau đó đem giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng để diệt ký sinh trùng gây bệnh.

Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Không chỉ điều trị cho người bệnh mà người thân trong gia đình cũng cần học cách phòng tránh để không bị nhiễm ký sinh trùng từ ghẻ bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa, không dùng chung các vật dụng cá nhân, người bệnh cần được cách ly hoàn toàn để tránh lây nhiễm.

Mong rằng bài viết chia sẻ các thông tin về bệnh ghẻ, sự lây lan qua những con đường nào trên đây sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cần thiết cho bạn đọc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!