Bệnh mãn tính có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Chuẩn bị mang thai - 03/29/2024

Những chia sẻ từ Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ảnh hưởng của bệnh mãn tính đến khả năng sinh sản và cách chăm sóc thai phụ tốt hơn nhé!

Trong vài trường hợp đặc biệt, bệnh mãn tính thường làm giảm cân có thể cản trở đến sự rụng trứng. Những bệnh lý làm rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như bệnh Graves hay viêm tuyến giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân ngăn chặn rụng trứng. Các bệnh gan và thận mãn tính cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản vì các chức năng của tuyến yên sẽ bị ảnh hưởng.

Uống thuốc ức chế bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

Phụ nữ bị hội chứng Hughes (hội chứng kháng phospholipid hay APS) có khả năng bị sẩy thai do những biến chứng có liên quan đến khả năng đông máu. Tuy vậy việc điều trị hàng ngày bằng aspirin và heparin có thể làm giảm đáng kể nguy cơ này.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về sinh sản, vì vậy nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi thụ thai để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Các loại thuốc nhóm steroid đôi khi được dùng để điều trị hen suyễn và bệnh lupus ban đỏ, cũng có thể an toàn cho phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai. Nhưng nếu bạn đang bị cao huyết áp, bạn nên chuyển sang uống những loại thuốc an toàn hơn thay vì sử dụng những loại thuốc thông thường (chẳng hạn như các chất ức chế ACE).

Thụ thai dù đang trị bệnh ung thư

Nếu gần đây, bạn bị chẩn đoán mắc ung thư, bạn nên tìm gặp chuyên gia tư vấn sinh sản trước khi bắt đầu điều trị để xem xét đến các khả năng để cải thiện cơ hội thụ thai của bạn sau này. Nếu bạn đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị, bạn nên dùng thêm các loại hormone ngăn rụng trứng trong thời gian điều trị để tăng cơ hội thụ thai. Hoặc bạn có thể chọn cách thực hiện hóa trị liệu, vì phương pháp này sẽ ít ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của bạn. Một số phụ nữ khác lại chọn cách đông lạnh trứng đã được thụ tinh bởi tinh trùng của người chồng trước khi bắt đầu điều trị.

Chăm sóc thai phụ mắc bệnh mãn tính

Một số phụ nữ bị bệnh di truyền hoặc bệnh truyền nhiễm cần được theo dõi hoặc cần được chăm sóc đặc biệt nhiều hơn khi mang thai để đảm bảo rằng thai phụ và em bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Các bệnh lý này có thể bao gồm viêm gan B, HIV/AIDS và các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh thiếu máu vùng biển thalassemia.

Những phụ nữ mắc các bệnh lý mãn tính nên đi khám bác sĩ và các chuyên gia sinh sản để được tư vấn xem liệu họ có nên mang thai hay không.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!