Bệnh nhân bị zona có kiêng gió không?

Kiến Thức Y Học - 05/05/2024

Bệnh zona tuy không nguy hiểm, nhưng nếu điều trị không đúng cách thì sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy trong quá trình điều trị cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh có chiều hướng thuyên giảm và nhanh chóng khỏi. Trong dân gian cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về bệnh zona như bị zona có cần kiêng gió không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh zona cũng như bệnh này có kiêng ra gió không.

Bệnh zona tuy không nguy hiểm, nhưng nếu điều trị không đúng cách thì sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy trong quá trình điều trị cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh có chiều hướng thuyên giảm và nhanh chóng khỏi. Trong dân gian cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về bệnh zona như bị zona có cần kiêng gió không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh zona cũng như bệnh này có kiêng ra gió không.

Bệnh nhân bị zona có kiêng gió không?

Bệnh zona do cùng một loại virus của bệnh thủy đậu gây ra, là virus Vacirella Zoster. Có thể do lúc nhỏ hay khi còn trẻ đã từng bị bệnh thủy đậu và điều trị không triệt để nên virus còn tiềm ẩn trong cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi (như thời tiết, sức đề kháng của cơ thể đang yếu..) thì virus sẽ phát triển mạnh và gây ra bệnh zona. Trong quá trình điều trị bệnh zona , cần phải phối hợp với bác sĩ trong chế độ sinh hoạt, ăn uống và những vấn đề bệnh cần kiêng cữ những gì. Và có nhiều người thắc mắcbị zona có kiêng gió không?

Bệnh nhân bị zona có kiêng gió không?

Nguyên nhân gây ra bệnh zona

Đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh zona, ngoại trừ một nguyên nhân là người đã từng mắc thủy đậu thì sẽ có tỉ lệ bị nhiễm zona cao hơn người bình thường và kèm theo các nguyên nhân sau để bệnh có thể bộc phát ra ngoài như:

  • Cơ thể đang bị stress

  • Người mệt mỏi, căng thẳng

  • Do lây nhiễm từ người khác

  • Người đang có hệ miễn dịch suy yếu

  • Người đang mắc một số bệnh như: bệnh về máu, ung thư, tiểu đường, xạ trị...

Triệu chứng của bệnh zona mà bạn cần lưu ý

Triệu chứng chính của bệnh zona là sốt và đau rát da kèm có mụn nước tại vùng bị virus xâm nhập.

Khi phát bệnh, ở những vùng da bị virus xâm nhập sẽ bị đỏ lên, sau đó phát triển thành những mụn nước, và người bệnh bắt đầu có cảm giác ngứa, nóng rát ở những vùng da đó.

Kèm theo có triệu chứng trong cơ thể như: đau đầu, sốt, ớn lạnh và dạ dày luôn khó chịu. Sau khoảng 7-10 ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra chảy nước, khô và hóa sẹo.

Ở những người lớn tuổi sẽ có biến chứng đau dây thần kinh, và triệu chứng này sẽ keo dài nhiều năm sau khi đã khỏi bệnh.

Bệnh nhân bị zona có kiêng gió không?

Cách điều trị khi bị bệnh zona

Thời gian điều trị bệnh zona tốt nhất là 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Điều trị càng muộn thì sẽ càng để lại nhiều di chứng hơn.

Thuốc đặc trị mà các bác sĩ thường dùng là acyclovir giúp chặn đứng sự lây lan của virus ra các vùng khác, ngoài ra còn kết hợp thêm các thuốc khác như thuốc giảm đau thần kinh, thuốc bôi ngoài da...và các thuốc khác sẽ được bác sĩ chỉ định thêm dựa trên tình trạng và diễn biến của bệnh.

Đối với bệnh này, nên được phát hiện và điều trị sớm. Nhất là phải điều trị đúng thì bệnh mới hết triệt để. Vì vậy cần phải đến khám tại các cơ sở y tế hay các phòng khám chuyên khoa để có hướng điều trị và không để lại biến chứng.

Bị zona nên kiêng những gì?

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt, kiêng cữ để bệnh không đi theo chiều hướng xấu và nhanh chóng khỏi bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh không cần kiêng nước và kiêng gió. Người bị bệnh zona phải tắm rửa sạch sẽ nhưng không chà xát hay dùng xà phòng chà lên các nơi bị tổn thương để cơ thể không bị bội nhiễm các vi trùng ngoài da khác

Bệnh nhân bị zona có kiêng gió không?

Trong ăn uống hằng ngày cần kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như chiên xào. Các thực phẩm này làm tình trạng viêm bị nghiêm trọng hơn và vết thương sẽ lâu lành.

Trong quá trình điều trị không uống các đồ uống có cồn như rượu, bia... vì các chất làm ngăn chặn hệ miễn dịch và làm cho virus lan nhanh hơn.

Tuyệt đối không được nghe theo những người không có chuyên môn như đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam lên tổn thương da. Làm như vậy không chữa được bệnh mà đôi khi còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, gây loét, kích ứng da... Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh. Như đã thông tin ở trên, khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng bồi phụ thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị bệnh zona bệnh nhân cần ghi nhớ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không để lại di chứng và nhanh chóng khỏi.

Huyền Thái

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!