Bệnh nhiễm trùng giết chết 5.000 người Úc mỗi năm, ở Việt Nam cũng có: Đây là cách phát hiện sớm nhất để tự cứu mình

Cần biết - 04/17/2024

Các chuyên gia y tế người Úc đưa ra cảnh báo về cách phát hiện triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng huyết - căn bệnh được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Bệnh nhiễm trùng giết chết 5.000 người Úc mỗi năm, ở Việt Nam cũng có: Đây là cách phát hiện sớm nhất để tự cứu mình

Theo thống kê, mỗi năm căn bệnh này cướp đi mạng sống của 5.000 người Úc, trung bình cứ 2 giờ sẽ có hơn 1 người chết vì bệnh này.

Phó giáo sư Luregn Schlapbach, từ Bệnh viện Nhi đồng Queensland (Úc) trả lời trên trang 3AW rằng việc quan trọng nhất đối với người Úc đó phải nhận biết được các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh nhiễm trùng giết chết 5.000 người Úc mỗi năm, ở Việt Nam cũng có: Đây là cách phát hiện sớm nhất để tự cứu mình

Phó giáo sư Luregn Schlapbach, từ Bệnh viện Nhi đồng Queensland (Úc) - Ảnh: Dailymail.

'Nhiễm trùng huyết có những dấu hiệu và triệu chứng rất giống với bệnh cúm. Người bệnh sẽ cảm thấy hay nhầm lẫn, thay đổi nhận thức, hoặc đau ở tay chân và khó thở', Phó giáo sư Schlapbach nói.

Ngoài ra, vị phó giáo sư cũng cho biết những triệu chứng khác của căn bệnh nhiễm trùng huyết đó là lạnh tay chân, sốt, run rẩy, không thể đi tiểu và tim đập nhanh. Theo vị giáo sư, cơ hội được cứu sống khi bị nhiễm trùng huyết tại Úc là khoảng 90%.

Dấu hiệu nhiễm trùng huyết bao gồm:

- Thở và nhịp tim đập nhanh;

- Hay nhầm lẫn, nói chậm;

- Rốt và run rẩy;

- Đau cơ;

- Da đổi màu;

- Không có khả năng đi tiểu;

Dấu hiệu nhiễm trùng huyết ở trẻ em bao gồm:

- Nôn trớ;

- Trẻ không chịu ăn;

- Nổi phát ban;

- Co giật;

- Da đổi màu;

- Thở nhanh;

- Không có khả năng đi tiểu

Bệnh nhiễm trùng giết chết 5.000 người Úc mỗi năm, ở Việt Nam cũng có: Đây là cách phát hiện sớm nhất để tự cứu mình

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2016 bởi Viện Sức khỏe Toàn cầu George và Mạng lưới Sepsis của Úc cho thấy 40% người Úc chưa bao giờ nghe nói về bệnh nhiễm trùng huyết. Chỉ có 14% biết được các dấu hiệu của căn bệnh nhiễm trùng chết người này.

Một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Y khoa Úc hôm thứ Hai cho biết: 'Nhiễm trùng huyết là một cấp cứu y tế nghiêm trọng về thời gian và có tới 80% nhiễm trùng huyết là do cộng đồng mắc phải. Chúng ta cần bổ sung các chiến dịch y tế công cộng để giáo dục người dân về các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này'.

Hiện nay, mức độ nguy hiểm của căn bệnh nhiễm trùng huyết tại Úc vẫn chưa rõ ràng vì dữ liệu hiện giờ chỉ được thống kê từ những đơn vị chăm sóc đặc biệt. Có 18.000 trường hợp nhiễm trùng huyết được điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Úc mỗi năm.

Nhiễm trùng huyết cũng vô cùng nguy hiểm với cả người Việt

Mới đây, tại xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong trong 1 thời gian ngắn với cùng các dấu hiệu ban đầu nghi sốt virus. Cả 3 đều đến bệnh cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng.

Trước đó, một bệnh nhân tên là L.T.L. (41 tuổi, trú thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, bạch cầu tăng rất cao sau khi đến thầy lang trong vùng để 'cắt lể'.

Bệnh nhiễm trùng giết chết 5.000 người Úc mỗi năm, ở Việt Nam cũng có: Đây là cách phát hiện sớm nhất để tự cứu mình

Bệnh nhân L.T.L. nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tại bệnh viện, các bác sĩ tìm thấy trong máu bệnh nhân L. có vi khuẩn staphylococus epidermidis. Đây là loại tụ cầu thường gây nhiễm trùng da, niêm mạc và nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân sau đó được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh để được điều trị.

Những ai dễ bị nhiễm trùng huyết?

Nhiễm khuẩn huyết có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng hay gặp và dễ diễn biến nặng hơn ở những nhóm người có sức đề kháng yếu: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi.

Hoặc những người mắc bệnh mãn tính như: Tiểu đường, bệnh thận hoặc phổi, ung thư; những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra những người bị viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu trên, viêm mô tế bào, u nhọt, người có vết thương hở hoặc các bệnh nhân phải bơm truyền tĩnh mạch, ống thở... cũng có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn những người khác.

Phòng bệnh nhiễm trùng huyết như thế nào?

- Khi có các ổ mủ, áp xe, cần điều trị triệt để, người bệnh không tự nặn, trích sớm mụn nhọn, nhất là các nốt đinh râu.

- Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột...)

- Khi điều trị trong bệnh viện, cần đảm bảo vô trùng khi làm các phẫu thuật, thủ thuật để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!