Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và cách chữa trị thế nào cho hiệu quả?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/29/2024

Để “nạp” thêm kiến thức về các cấp độ và cách chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả, bạn hãy đọc ngay bài viết của Hello Bacsi nhé.

Tay chân miệng là một bệnh virus phổ biến ở trẻ em và tương đối nhẹ, nhưng đôi khi, biến chứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Nhiều bậc phụ huynh quan tâm và thắc mắc: Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ, mấy giai đoạn, có cách nào giúp bệnh nhanh khỏi không?… Để giải đáp cho những băn khoăn này, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nội dung bài viết dưới đây và “nạp” thêm kiến thức về các cấp độ, cách chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả nhé!

Các giai đoạn bệnh tay chân miệng

Căn cứ vào quá trình phát triển, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe mà bệnh tay chân miệng được chia thành 4 giai đoạn và 4 cấp độ khác nhau. Dựa vào các giai đoạn và các cấp độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa tay chân miệng hiệu quả. Cụ thể:

Quá trình phát triển bệnh tay chân miệng gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng chưa rõ rệt như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn,…
  • Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban nổi mụn nước, sốt cao, nôn ói…
  • Giai đoạn lui bệnh: Thường sau 3 – 5 ngày, nếu không có biến chứng, trẻ sẽ phục hồi dần.

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và cách chữa trị thế nào cho hiệu quả?Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện là sốt

Như đã nêu ở phần đầu, bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ khác nhau, chi tiết như sau:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bọng nước. Đây là cấp độ bệnh tương đối nhẹ và có thể điều trị tại nhà, bệnh thường có biểu hiện loét miệng hoặc gây tổn thương trên da.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2: Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 được chia làm 2 loại: cấp độ 2a và cấp độ 2b. Trong đó:

Tay chân miệng cấp độ 2a: Có một trong các dấu hiệu như: Giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám; sốt trên 2 ngày hay sốt trên 39°C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Tay chân miệng cấp độ 2b:Có các dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 như sau:

  • Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau: Giật mình ghi nhận lúc khám, bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/ 30 phút, bệnh sử có giật mình kèm theo hiện tượng ngủ gà ngủ gật, sốt cao không hạ, mạch đập nhanh.
  • Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau: Chân tay run, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu hoặc liệt chi, nuốt sặc hoặc thay đổi giọng nói (liệt thần kinh sọ)…

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3: Những dấu hiệu của trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3 thường thấy như mạch nhanh trên 170 lần/phút, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc lạnh ở một số điểm như tay, chân, má… huyết áp tăng, thở nhanh, thở bất thường,…

Bệnh tay chân miệng cấp độ 4: Bệnh nhân có biểu hiện trụy mạch, sốc, tím tái, thở dốc, ngưng thở, huyết áp không ổn định.

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, hô hấp và các biến chứng về thần kinh như viêm màng não, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt trên 39°C, nôn ói nhiều, giật mình khi ngủ, hoảng hốt, thở nhanh, mạch nhanh, run các chi,… bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ chỉ sốt nhẹ, vẫn ăn và chơi bình thường, nôn ít, tỉnh táo,… bạn nên cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không?

Cách chữa bệnh tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và cách chữa trị thế nào cho hiệu quả?Việc điều trị tay chân miệng đúng cách có thể giúp tránh biến chứng của bệnh

Tùy vào từng cấp độ bệnh sau khi thăm khám mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Trong đó:

  • Cấp độ 1 và cấp độ 2: Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trong điều trị, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tái khám 1 – 2 ngày/lần trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh. Trẻ bị bệnh có kèm sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
  • Cấp độ 3 và cấp độ 4: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực. Trong điều trị, các bác sĩ sẽ theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác… Nếu ở các cấp độ này, bắt buộc trẻ phải được điều trị tại bệnh viện, để được các bác sĩ chăm sóc và chữa đúng cách.

Gel bôi sát khuẩn Subạc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn và hiệu quả

Để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra trên da của bệnh nhân tay chân miệng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công một loại gel bôi Subạc có công dụng sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo… Sản phẩm được bào chế từ thảo dược nên rất an toàn cho người dùng, được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng và tính an toàn đối với người bị tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và cách chữa trị thế nào cho hiệu quả?Gel bôi da sát khuẩn Subạc giúp cải thiện các tổn thương ngoài da do nhiễm virus an toàn và hiệu quả

Gel Subạc có tính năng hiệu quả và an toàn đối với mọi lứa tuổi là nhờ vào các thành phần kết hợp trong đó như nano bạc, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), chitosan… giúp cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn và tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng bôi lên da sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tái tạo da nhanh và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Do đó, Subạc là sự lựa chọn thích hợp nhất cho người bị tay chân miệng hay các bệnh ngoài da khác như sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị phỏng…

>>> Xem thêm: Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 096 312 1251) đã dùng gel Subạc để đẩy lùi bệnh tay chân miệng cho con chỉ sau một thời gian ngắn

Để được tư vấn thêm về bệnh tay chân miệng và sản phẩm gel Subạc, các bạn có thể gọi vào số điện thoại tổng đài miễn cước cuộc gọi: 1800 6107 hoặc (Zalo/Viber): 091 675 5060 – 091 675 7545.

Quan Lan/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em
  • Bệnh tay chân miệng: Phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
  • Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa, điều trị

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!