Tiểu đường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt và có thể dẫn tới mù lòa. Những người mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ bị mù nhiều hơn những người không mắc bệnh.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh bong võng mạc tiểu đường là thuật ngữ liên kết tất cả những thay đổi về bệnh lý ở đáy mắt ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân chính gây nên bong võng mạc tiểu đường là việc tăng đường huyết (tăng Glucose trong máu bệnh nhân) trong một thời gian dài gây nên.
Nguyên lý (giai đoạn) phát triển của bệnh bong võng mạc tiểu đường:
Tùy thuộc vào tổn thương đáy mắt, người ta chia bệnh bong võng mạc tiểu đường thành các giai đoạn và hình thái sau:
Giai đoạn 1: Bệnh bong võng mạc tiểu đường không phát triển
Đây là giai đoạn mạch máu trong cơ thể bị tổn thương, trước hết là trong các mạch máu nhỏ – mao mạch, xuất hiện những thay đổi trong võng mạc. Một số mạch máu bị tắc, số khác phải làm việc bù lại nên phình ra sinh tân mạch gây rối loạn sự thẩm thấu của thành mạch máu thấm qua đó vào mô võng mạc thấm vào huyết tương gây phù võng mạc dẫn đến các tế bào thần kinh bị chèn ép và chết.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền phát triển của bệnh
Thành mao mạch bị đứt gây nên xuất huyết nhỏ trong võng mạc. Quá trình này diễn ra ngoài vùng trung tâm võng mạc (thuộc hoàng điểm) thì thị lực không bị ảnh hưởng rõ rệt, không nhận rõ sự thay đổi xảy ra trong mắt nên người bệnh không biết đến các mạch máu lớn tổn thương, dẫn đến số lượng mức độ của những chỗ bị phù và xuất huyết tăng lên làm cho thị lực bắt đầu giảm.
Ảnh minh họa
Giai đoạn 3: Giai đoạn phát triển của bệnh
Sự cung cấp máu cho võng mạc giảm, tại những vùng không được cung cấp máu đầy đủ của võng mạc sẽ xuất hiện mạch máu mới cộng với mô sẹo bắt đầu tiến triển trên bề mặt giác mạc và lấn sâu vào dịch kính sẽ kéo căng và làm nhăn giác mạc gây nên bong võng mạc, những vết dính sâu được tạo thành ở giữa các nếp nhăn của giác mạc. Dây thần kinh thị giác thoái hóa làm tổn thương các sợi thần kinh gây nên thị lực giảm liên tục, những mạch máu đã bị tổn thương sẽ liên tục phát triển có thể đứt bất cứ lúc nào, nếu xuất hiện trên diện rộng có thể gây nên mất thị lực đột ngột.
Thông thường trong trường hợp này bác sỹ chỉ định loại thuốc củng cố mạch và làm tan máu nhưng cơ sở của những xuất huyết mới và phù võng mạc, những mạch bị bệnh vẫn tồn tại.
Bệnh võng mạc tiểu đường song hành cùng những thay đổi bệnh lý của dịch kính (Dịch kính là phần bên trong của mắt và làm đầy phần lớn con mắt, những sản phẩm của quá trình trao đổi chất được tích lũy trong dịch kính như axit lactic, ure dẫn đến sự thay đổi cấu tạo và chức năng của nó). Những thay đổi trong dịch kính tăng dẫn đến đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tân mạch và mô tăng sinh, xuất huyết dịch kính xuất hiện một cách định kỳ từ những tân mạch mảnh làm bệnh tiến triển. Trong khoang mắt máu tụ lại xuất hiện phát triển những tân mạch. Các biện pháp điều trị tích cực không làm tan máu hoàn toàn trong dịch kính. Mô sẹo phát triển, võng mạc yếu đi và nhăn nheo, tất yếu dẫn đến mù lòa không thể phục hồi.
Chụp mạch huỳnh quang võng mạc, chụp đáy mắt, OCT võng mạc… là xét nghiệm rất cần thiết để xác định chính xác bong võng mạc tiểu đường.
Bệnh đục thủy tinh thể trong bệnh nhân tiểu đường
Thủy tinh thể của người thường làm nhiệm vụ của thấu kính khúc xạ, nhờ đó các tia sáng phản ánh trên võng mạc. Dần dần, thủy tinh thể rắn lại và theo thời gian bắt đầu bị đục dẫn đến thị lực giảm dần. Nhân mắt bị đục gọi là bệnh đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể tiểu đường: Tiểu đường dẫn đến rối loạn trao đổi chất và kém dinh dưỡng của thủy tinh thể, dẫn đến thủy tinh thể bị đục nhanh hơn bình thường. Đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
Đục thủy tinh thể cục bộ: Đặc biệt khi thanh niên bị đái tháo đường, thủy tinh thể bị đục sớm không khắc phục được dẫn đến đục thủy tinh thể cục bộ.
Đục thủy tinh thể không thể điều trị bằng nội khoa, thuốc chỉ có thể tạm thời làm ngừng sự phát triển của bệnh. Ở bệnh đái tháo đường tuổi trẻ trong tình trạng không khắc phục được dễ xuất hiện đục thủy tinh thể cục bộ. Tình trạng này có thể biến mất sau sự ổn định của lượng đường trong máu, đó là trường hợp duy nhất có thể nói là đục thủy tinh thể 'tự tiêu'.
20 năm trước, có ý kiến cho rằng thủy tinh thể cần phải chín trước khi có thể thay thế. Quan điểm này dựa trên phương pháp cũ và liên quan đến lứa tuổi, khi người ta còn làm việc tích cực. Đối với đục thủy tinh thể, đeo kính không có tác dụng, bởi vậy phẫu thuật sớm là rất cấp thiết. Chính vì điều đó mà loại bỏ thủy tinh thể chưa chín sẽ dễ hơn, đòi hỏi gây tê tối thiểu, phản ứng của mắt ít hơn đáng kể và thời gian phẫu thuật chỉ diễn ra trong 10 phút.
Đáng tiếc là có ý kiến cho rằng đối với bệnh nhân đục thủy tinh thể do đái tháo đường không thể thay thủy tinh thể nhân tạo. Điều chống chỉ định chỉ xảy ra trong những trường hợp ở bệnh nhân có tổn thương lớn hệ thống cung cấp máu của mắt – khi có cấu tạo sẹo lớn trong võng mạc, xuất hiện những mạch máu mới ở mống mắt. Thủy tinh thể không được đưa vào nếu trong mắt thường xuyên xảy ra viêm nhiễm nhẹ. Phẫu thuật lấy thủy tinh thể nói chung được chỉ định ở bệnh nhân tiểu đường để loại bỏ thủy tinh thể đục, còn thị lực được điều chỉnh bằng kính hoặc kính áp tròng, tuy nhiên bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán theo quy trình chuẩn tại các trung tâm mắt tiểu đường như đã nói ở trên.
Đục thủy tinh thể ngăn cản việc quan sát đáy mắt để chẩn đoán và điều trị sớm bong võng mạc tiểu đường, cần phẫu thuật lấy thủy tinh thể kết hợp dùng thuốc chống viêm để ngăn ngừa phù hoàng điểm dạng nang và viêm màng bồ đào. Theo dõi chặt chẽ tiến triển của bong võng mạc tiểu đường đặc biệt trong 6 tháng đầu sau mổ thủy tinh thể, có thể điều trị laser võng mạc trong những tuần đầu sau mổ nếu có chỉ định.
Ảnh minh họa
Glaucom thứ phát ở bệnh nhân tiểu đường
Glocom là bệnh gây ra tăng nhãn áp và teo dây thần kinh thị giác. Ở bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ xuất hiện bệnh này nhiều hơn gấp 4-5 lần so với người không bị tiểu đường.
Khi bệnh võng mạc ở người mắc bệnh đái tháo đường phát triển, ở một số trường hợp nặng, trong mống mắt bắt đầu xuất hiện các tân mạch gọi là sẹo mống mắt, các sẹo này ngăn chặn đường chính dòng chảy của thủy dịch đến góc tiền phòng, nơi có hệ thống dẫn lưu làm tăng nhãn áp.
Loại Glocom này gọi là Glocom thứ phát và là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bệnh đái tháo đường, không ít trường hợp dẫn đến mù lòa. Trường hợp này nhãn áp tăng đột ngột vì thần kinh thị giác bị chèn ép có thể dẫn đến đau mắt dữ dội. Nếu nhãn áp không ổn định sau khi tra những thuốc đặc trị, cần phải can thiệp phẫu thuật để làm hạ nhãn áp bằng cách tạo ra những rãnh mới cho dòng chảy của thủy dịch.
Phẫu thuật Glocom tiểu đường tiến hành càng sớm càng tốt. Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường cần phải đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra nhãn áp và thị trường.
Trường hợp sẹo mống mắt: Laser quang đông mạch hoặc đốt đông lạnh tân mạch làm nó ngừng hoạt động và ổn định bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!