Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Ung Thư - 11/24/2024

Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%, bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Vậy bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu? Dưới đây Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về bệnh ung thư lưỡi và địa chỉ xét nghiệm chất lượng cho các bạn.

Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%, bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Vậy bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu? Dưới đây Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về bệnh ung thư lưỡi và địa chỉ xét nghiệm chất lượng cho các bạn.

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi.

Đối với ung thư lưỡi thì hâu như không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm : hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Ngoài ra, cũng có một số gen liên quan đến bệnh ung thư lưỡi như gen Bcl-2, Bax, P53.

Thủ phạm gây bệnh

Hút thuốc lá:các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, lưỡi cao hơn nhiều so với người không sử dụng thuốc lá.

Uống nhiều rượu, bia:một nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 70 - 80% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi ung thư miệng hoặc ung thư lưỡi đều là những người nghiện rượu bia. Vì rượu có khả năng kích thích các gen gây ung thư và gây ra nhiều bệnh ác tính khác nên nếu những người hút thuốc lá thấy xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi thì có thể là triệu chứng của loại bệnh này.

Tiếp xúc với tia xạ: những người tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng và lưỡi cao hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, tiền sử gia đình, hay gen di truyền, viêm quanh răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm.

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Nhận biết dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi

Triệu chứng lâm sàng: chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn đầu

Triệu chứng nghèo nàn hay bị bỏ qua. Lúc bạn đầu thi người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.

Khám lưỡi: tìm thấy ở lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Có thể có hạch cổ.

Giai đoạn toàn phát

Được phát hiện do người bệnh đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: do hoại tử tổn thương gây ra. Đối với một số trường hợp thì người bệnh có khít hàm, cố định lưỡi khiến người bệnh khó nói và nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm trùng, ăn kém, gầy sút cân nên cơ thể suy sụp rất nhanh.

Khi khám lưỡi bạn sẽ thấy ở lưỡi sẽ có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Tổn thương có thể là dạng sùi, sùi loét, loét, thâm nhiễm cứng. Đến một giai đoạn phát triển hơn thì thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn dữ dội, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Vị trí khối u: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi

Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó mô bệnh học là yếu tố quyết định.

Chẩn đoán phân biệt: ung thư lưỡi cần phân biệt với viêm lưỡi, nấm lưỡi, giang mai tại lưỡi....

Chẩn đoán giai đoạn: chia thành 4 giai đoạn từ I đến IV tuỳ theo kích thước u, mức độ xâm lấn và tình trạng di căn.

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Điều trị bệnh ung thư lưỡi

Phương pháp phẫu thuật: sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt rộng u, cắt một phần lưỡi, cắt nửa lưỡi kèm theo vét hạch cổ. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệt căn cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói... của người bệnh.

Xạ trị

Xạ trị chiếu ngoài bằng máy Cobalt 60 hoặc máy gia tốc tuyến tính. Chiếu xạ vào u và hạch, có thể xạ trị đơn thuần hoặc xạ trị kết hợp với phẫu thuật và hoá trị.

Xạ trị áp sát: nguồn phóng xạ được đặt vào khối u.

Xạ trị đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi, tuy nhiên cũng gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm.... Có thể mô phỏng lập kế hoạch xạ trị trên hình ảnh chụp CT hoặc PET/CT.

Hoá trị

Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hoá chất có tác dụng làm giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u nhưng cũng gây độc với các tế bào bình thường của cơ thể, đặc biệt là những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc đường tiêu hoá, tóc, hồng cầu, bạch cầu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy...

Điều trị trong trường hợp khối u xâm lấn, di căn

Khối u xâm lấn rộng gây chảy máu tại chỗ: nhét gạc vào vị trí chảy máu, có thể phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài.

Đối với khối u xâm lấn, di căn xương: thì sẽ dùng thuốc chống huỷ xương: zoledronic acid, pamidronate... kết hợp xạ trị giảm đau vào vùng tổn thương di căn xương gây đau hoặc điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ P32...

Khối u di căn não: xạ phẫu bằng dao gamma quay, có thể kết hợp với xạ trị gia tốc toàn não.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi

Tuỳ vào từng giai đoạn của quá trình điều trị bệnh; bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, ăn đầy đủ, nhiều loại thực phẩm khác nhau: cá, thịt, tôm, cua, đậu, rau, hoa quả.... Trong trường hợp đau nhiều khó ăn khó nuốt nên ăn chế độ ăn lỏng, có thể nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày hay nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Luôn có tâm lý thoải mái trong và sau điều trị.

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Ngày nay, ngoài việc đến các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh truyền thống thì còn có một phương thức khám và điều trị bệnh mới đó là xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như bệnh viện, phòng khám...

Nếu bạn chưa biết nên đi xét nghiệm ở đâu thì có thể tìm đến Xét nghiệm tại nhà Xander, gọi tắt là Xander, tại địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.

Xander là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà với đối tác độc quyền là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Xander nhận kết quả từ các bệnh viện công và trả kết quả tại nhà cho khách hàng. Hơn thế nữa, đến với Xander, bạn còn được biện luận miễn phí từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cam kết chi phí không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm ung thư lưỡi bao gồm 4 xét nghiệm CEA, CA 199, CA 724, SCC. Dưới đây là tổng chi phí xét nghiệm:

  • Giá gói sàng lọc ung thư lưỡi của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 869,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline(024)73.049.779 - 0984.999.501(Giờ trực: 6-22h) để được tư vấn cụ thể.

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội (cách km)

Lịch làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 17:00

ĐT: 043 8211 297

Để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, năm 2000, bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã được thành lập, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Với chức năng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu của Hà Nội, bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân Ung bướu, kể cả bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong lĩnh vực điều trị Ung thư, nhằm góp phần giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện đã không ngừng được đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long, 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh (cách km)

Lịch làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 16:30

Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, đồng thời tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 (Chisobalt) của Tiệp Khắc. Nhân sự cũng được tăng lên tổng cộng 262 người trong biên chế, bước đầu hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về ung thư của thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?

Bệnh viện quận Thủ Đức

Địa chỉ: 29 Phú Châu, khu phố 5, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh (cách km)

Lịch làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: 13:30 - 16:30, 07:30 - 11:30

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghệm, tay nghề cao cùng với phương tiện kỹ thuật hiện đại như CT Scan, máy mổ nội soi, máy kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết học - sinh hóa miễn dịch - Vi sinh tự động hoàn toàn đã đã thu hút các chuyên gia, các Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành và đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học ngày càng đông với tinh thần tận tâm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Bệnh viện tất cả đều hướng tới đáp ứng mục đích khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân nhằm tận dụng thật tốt “ thời gian vàng” trong điều trị, nâng cao khả năng sống cho người bệnh

Xem thêm:

  • Phòng ngừa ung thư lưỡi từ trái nho, lá trà xanh, lá đu đủ
  • Từ vết loét nhỏ đến... ung thư lưỡi

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!