Băng huyết là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy rất nhiều máu, dẫn tới tình trạng mất máu ở phụ nữ, thường gặp nhất ở phụ nữ sau khi sinh. Nó không chỉ gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cho chị em mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Dấu nhận biết băng huyết
Nhiều chị em không hề biết mình đang bị băng huyết mà chỉ nghĩ đó là dấu hiệu bình thường, nên rất chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra, gây nên hậu quả không lường. Các dấu hiệu băng huyết thường thấy là:
Lượng máu chảy qua âm đạo nhiều, màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, chảy liên tục và ồ ạt. Điều này khiến chị em nhầm lẫn với chu kì kinh nguyệt, tuy nhiên nếu để ý kĩ thì sẽ dễ nhận thấy băng huyết có lượng máu nhiều hơn.
Bên cạnh việc chảy máu thì sẽ kèm theo một số triệu chứng tụt huyết áp, mặt xanh tái, vã mồ hôi, chóng mặt và tim đập nhanh. Lúc này người nhà nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân dẫn tới bi băng huyết
Có rất nhiều nguyên nhân và phụ thuộc vào từng cơ thể mà dẫn tới bị băng huyết. Trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:
Do quá trình sinh nở chưa an toàn, khiến sau sinh mẹ bị sót nhau, hay gặp các vấn đề tổn thương ở tử cung và âm đạo.
Nạo hút thai không đảm bảo, gây băng huyết kéo dài.
Ở những người bình thường thì băng huyết có thể xuất hiện trong kì kinh nguyệt khi lượng máu ra nhiều và kéo dài. Có thể, chị em đã mắc một bệnh lý nào đó liên quan đến tử cung, buồng trứng hay viêm nhiễm nặng.
Băng huyết ảnh hưởng như thế nào?
Nếu không có những biện pháp kịp thời can thiệp thì băng huyết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể, thậm chí gây tử vong do lượng máu mất quá nhiều.
Cơ thể bị choáng, mệt mỏi, các chức năng suy giảm.
Gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản.
Thiếu máu dẫn đến mắc một số bệnh lý liên quan.
Có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
Điều trị băng huyết như thế nào?
Hiện nay, tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp từ các bài thuốc dân gian đến can thiệp của y khoa.
Sử dụng phương pháp dân gian.
Sử dụng hoa hồng như một bài thuốc: lấy cánh hoa hồng mới nở, ngân với một lít nước sôi trong bình và đậy kín khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hòa chút đường vào khuấy đều. Uống đến khi máu không chảy nữa thì thôi.
Dùng hoa gạo, kim ngân và cỏ sẹo gà trộn lẫn vào nhau, đem đun sôi và lấy nước uống trong ngày.
Can thiệp của y khoa.
Cho bệnh nhân tiến hành kiểm tra sức khỏe để có cách điều trị phù hợp.
Sử dụng các biện pháp cầm máu và bổ sung máu vào cơ thể kịp thời.
Nên cho bệnh nhân nằm đầu thấp, có thể thở oxy nếu quá nặng kết hợp xoa bóp để tránh cho việc máu truyền xuống âm đạo quá nhiều.
Thường xuyên bên cạnh theo dõi tình trạng bệnh nhân, tránh để bệnh nhân mất máu quá nhiều.
Có thể dùng một số loại thuốc để dừng quá trình băng huyết lại như: Prostodin – sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh bị băng huyết; Tranexamic acid, Desmopressin – là những thuốc có khả năng cầm máu, sử dụng cho người bị rong kinh nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không nên tự ý và bừa bãi, cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, nếu không sẽ gây hậu quả đến tính mạng bệnh nhân.
Những trường hợp mẹ dễ bị băng huyết sau sinh
Phải làm gì khi bị băng huyết sau sảy thai
Mối nguy hiểm khôn lường từ nhiễm khuẩn sau sinh
Những biến chứng của sảy thai và nguy cơ vô sinh
Phòng ngừa biến chứng khi sinh như thế nào?
Băng huyết là hiện tượng không phải hiếm gặp, nhưng để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như một số phương pháp điều tri thì không phải ai cũng nắm rõ. Nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết mà khiến tình trạng bệnh nặng hơn, máu mất quá nhiều không thể kịp thời điều trị mà mất đi tính mạng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!