Nhau thai bám thấp dễ băng huyết sau sinh

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trong chu kì mang thai, mẹ bầu gặp không ít khó khăn, lo sợ về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt là hiện tượng nhau thai nằm không đúng vị trí, bám thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết dẫn đến sảy thai, sinh non khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng.

Trong chu kì mang thai, mẹ bầu gặp không ít khó khăn, lo sợ về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt là hiện tượng nhau thainằm không đúng vị trí, bám thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết dẫn đến sảy thai, sinh non khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng.

Nhau bám thấp là gì?

Thông thường, nhau phải bám ở phía trên phần thân tử cung nhưng hiện tượng nhau thai bám thấp là một phần hay toàn thể bánh nhau bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần lỗ tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ.

Hiện tượng nhau bám thấp thường do một số nguyên nhân như: có sẹo mổ, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt che một phần lỗ tử cung.>>> Xem thêm: Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận

Nhau thai bám thấp dễ băng huyết sau sinh

Nhau thai bám thấp gây cản trở đường đi của thai nhi lúc chuyển dạ.

Băng huyết là gì?

Băng huyết sau sinh được xác định khi lượng máu chảy từ đường sinh dục sản phụ trên 500ml sau đẻ. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường như chảy máu thấm nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong vòng 1 giờ, chảy máu đỏ tươi sau khi sinh từ bốn ngày trở lên, các cục máu đông lớn.

Tình trạng băng huyết sau sinh thường có biểu hiện chảy máu ở âm đạo nhiều, huyết áp giảm, da xanh nhạt, tay chân lạnh...

Nhau thai bám thấp dễ gây băng huyết sau sinh có nguy hểm?

Nhau thai bám thấp là nhua thai bám ở đoạn cuối tử cung do vậy trong vòng 3 tháng cuối và khi chuyển dạ do đoạn cuối dài ra nên dễ bị bong ra từ đó gây chảy máu. Bạn cần khám siêu âm theo dõi kĩ để xác định tiến triển như thế nào. Nếu thấy đau bụng và chảy máu phải vào viện ngay. Còn nếu nhau thai bám thấp vào khoảng thời gian trước đó khoảng 16 tuần thì lúc này chưa có giá trị nhiều. Tuy nhiên bạn cần phải tiếp tục theo dõi , đi khám, siêu âm kiểm tra định kì. Cần ăn uống cân đối, đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin trong đó nên tăng cường chất đạm để thai nhi phát triển tốt hơn.

Điều trị băng huyết sau sinh thế nào?

Khi bị băng huyết sau khi sinh, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức, kết hợp giữa kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều trị bệnh.

Nhau thai bám thấp dễ băng huyết sau sinh

Bà bầu bị băng huyết sau sinh sẽ nằm trong tình trạng mất máu cấp.

Điều trị nội khoa

Cho sản phụ nằm thấp đầu, xoa bóp đáy tử cung qua vùng bụng, thở oxy, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu xuống tử cung.

Sử dụng thuốc giảm đau, chống choáng, truyền dịch, truyền máu, kháng sinh. Theo dõi sát mạch, nhịp thở , huyết áp.

Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cũng quan trọng vì nó giúp ích cho bác sĩ điều trị nhanh chóng, kịp thời. Tất cả mọi việc đều phải được tiến hành nhanh chóng và song song với nhau.

Điều trị ngoại khoa

Nếu như sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả thì điều trị ngoại khoa là phương án cuối cùng nhằm cứu tính mạng của mẹ. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi có thể cần đến việc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Nếu như sau rau cài rang lược thì phải cắt tử cung.>>> Xem thêm: Băng huyết sau sinh và những biện pháp “cứu” tính mạng người mẹ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!