Bỏng là một trong những những tai nạn được xếp vào loại nguy hiểm và thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các tai nạn bỏng gây ra đều là do sơ ý gây nên, tuy có một số ít trường hợp gây tử vong nhưng cũng không thể xem thường những tổn thương mà nó gây ra. Câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đó là “Bị bỏng bao lâu thì khỏi?”
Nguyên nhân gây bỏng và các mức độ
Bỏng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, rất đa dạng và rất phức tạp. Tuy nhiên, những trường hợp thông thường nhất gây nên bỏng mà người Việt Nam hay gặp đó là:
- Bỏng do đổ nước sôi, nóng
- Bỏng do dính phải các chất hóa học có độ ăn da mạnh
- Bỏng do bị điện giật
- Bỏng do cháy nổ gây ra như diêm, bật lửa... cho đến nổ gas, cháy nhà, cháy rừng...
- Bỏng do để da trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu
Bỏng được chia làm 3 mức độ chính được đánh giá theo tổn thương trên da. Trên thực tế có 4 mức độ bỏng nhưng loại 4 có thể được xếp vào một tình trạng nguy cấp nên thường không được kể đến. Mức 1 là nhẹ nhất còn mức 3 là nặng nhất. Bạn có thể tham khảo:
- Bỏng độ 1: da bị tấy đỏ và nhưng không phồng rộp
- Bỏng độ 2: da bị phồng rộp và có thể bị dày lên
- Bỏng độ 3: da bị phồng nặng, bị dày lên và lan rộng ra những vùng da xung quanh với màu trắng dễ nhận biết
- Bỏng độ 4: tổn thương ăn sâu vào gân và xương (cho nên thường không tính vào bỏng)
Tuy nhiên, các mức độ phỏng không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Điển hình là bỏng do hóa học nhẹ thì độ 1 mà nặng thì độ 3 chẳng hạn – không hề phụ thuộc vào nguyên nhân mà chỉ phụ thuộc vào mức độ thương tổn.
Bỏng điện và bỏng hóa chất là nguy hiểm nhất và cần được phát hiện và chữa trị kịp thời ngay lập tức, tránh những biến chứng bất lợi có thể xảy ra. Thực tế cho thấy đa số mọi người hồi phục khá nhanh sau khi bị bỏng mức độ nhẹ. Những trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể gây tử vong ngay lập tức.
Tìm hiểu chi tiết các mức độ bỏng và thời gian hồi phục
Bỏng độ 1
Bỏng độ 1 là loại bỏng gây ra tổn thương ở lớp ngoài cùng của da, còn được gọi là bỏng bề mặt. Dấu hiệu dễ nhận biết là da bị đau, đỏ, sưng nhẹ và có thể có hiện tượng bong tróc khi da lành lại. Bỏng độ 1 thường khỏi trong vòng từ 3 - 6 ngày. Đa số bỏng độ 1 đều có thể điều trị tại nhà một cách hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng nên biết cách sơ cứu kịp thời các vết bỏng độ 1 để vết thương mau lành hơn:
- Ngâm vùng dabị bỏngtrong nước lạnh khoảng 5 phút hoặc lâu hơn (nước lạnh chứ không phải là nước đá – và tuyệt đối không xả trực tiếp dưới vòi nước mạnh)
- Dùng một số loại kem, thuốc bôi... để giảm rát và giảm đau cho da.
- Nên dùng băng gạc và thuốc kháng sinh dạng mỡ để băng lại vùng da bị bỏng (không dùng bông để chấm chấm tránh nhiễm trùng).
Bỏng độ 2
Là loại bỏng đã lan hẳn xuống lớp dưới của da. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra sự khó chịu vô cùng khủng khiếp vì vùng da bị bỏng sẽ phồng rộp lên, đỏ hơn và sưng to hơn bỏng độ 1. Đa số những bệnh nhân bị bỏng độ 2 có thời gian lành rơi vào khoảng 1 tháng với điều kiện chăm sóc kĩ lưỡng và cẩn thận.
Để giúp vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng, với bỏng độ 2 thì bạn nên băng bó ngay vết thương lại càng nhanh càng tốt. Có trường hợp cần cấy da. Cách sơ cứu cơ bản cũng giống với bỏng độ 1 nhưng sau khi sơ cứu xong thì bạn nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để giảm thiểu tối đa tổn thương hiện có.
Bỏng độ 3
Bỏng độ 3 là loại bỏng gây ra tổn thương vùng da nghiêm trọng nhất, tổn thương còn ăn sâu đến các mạch máu, mô và xương và có thể dẫn đến tử vong. Bỏng độ 3 có thời gian lành là rất lâu và không xác định. Bỏng độ 3 có thể gây tổn thương nhanh đến mức bạn không cảm thấy đau vì dây thần kinh đã bị “ăn mất”.
Bằng mắt thường bạn sẽ thấy vùng da bị bỏngđộ 3 có biểu hiện bị cháy xém, bốc mùi khét, vết loang trắng loang rộng trông như sáp nến. Với trường hợp bỏng độ 3 thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức để chữa trị khẩn cấp.
Biến chứng của bỏng độ 3 có thể gây nên mất máu nhanh chóng, gây sốc và nhiễm trùng vết thương nặng. Nguy hiểm nhất là gây sốc tử vong bởi nhiễm trùng máu đột ngột. Ngoài ra, các biến chứng chung của cả 3 mức độ bỏng có thể kể đến như uốn ván, hạ thân nhiệt, sẹo.
Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
1
Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì và cách điều trị như thế nào?
Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?
Nấm Candida sinh dục - “Cứng đầu” nhưng không bất trị
Lưu ý vàng để phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
2
Phòng tránh bị bỏng
Dưới đây là một số quy tắc bạn cần thuộc lòng để có thể phòng tránhbị bỏng:
- Giữ an toàn hỏa hoạn khu vực sử dụng nhiệt như bếp, tủ lạnh hoặc cả lò sưởi. Cần có bình cứu hỏa dự phòng ở những chỗ này.
- Đảm bảo độ an toàn về nhiệt độ sôi của nước trong việc nấu ăn, tắm và uống.
- Những dụng cũ dễ cháy nổ cần có chỗ để riêng như bật lửa, diêm, bình gas...
- Đảm bảo ổ cắm điện và dây diện không bị hở và có hộp bọc an toàn.
- Khi sử dụng các loại hóa chất thì cần đeo găng tay và giữ theo đúng quy tắc thực hiện.
- Vào những ngày trời nắng nóng thì cần hạn chế đi ra ngoài, hoặc đi ra ngoài sau khi bôi kem chống nắng và mặc quần áo thật dày.
- Không hút thuốc lá là an toàn nhất.
- Tham gia một số chương trình tập duyệt kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và phương pháp thoát hiểm nơi hỏa hoạn.
Qua bài viết này, bạn đã biết bị bỏng bao lâu thì khỏi rồi chứ. Hãy nằm lòng cách phòng tránh bị bỏng để giữ gìn an toàn cho cả nhà bạn nhé.
Xem thêm:
- Cách sơ cứu người bị bỏng lửa và nước sôi
- Bạn nên làm gì khi bé bị bỏng?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!