Duy trì một sức khỏe dẻo dai và cân đối trong nhịp sống hiện đại thực sự là một việc rất khó, đặc biệt là đối với những người bận rộn. Hầu hết mọi người không có thời gian để thử nghiệm và tìm ra chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với mình nhất.
Trang Life Hack đã tổng hợp 10 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng và khỏe mạnh.
Những thói quen này được đúc kết từ những phương pháp dưỡng sinh của người dân ở vùng Blue Zones, những khu vực có tuổi thọ cao nhất thế giới như Vương quốc Sardinia, Nhật và Costa Rica.
1. Hạn chế ăn đồ ngọt
Hãy hạn chế ăn đồ ngọt (Ảnh minh họa: Internet)
Hãy bắt đầu cắt giảm đường và các thực phẩm ngọt ngay ngày mai! Nếu bạn đang quen với đường trắng tinh luyện và thực sự không thể ngay lập tức kiêng ăn ngọt, hãy thử thay thế bằng đường ăn kiêng cỏ ngọt stevia.
Đừng bỏ các món tráng miệng. Đó không phải là vấn đề chính. Vấn đề là phải làm sao để cơ thể của bạn có thể'cai' chất ngọt, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường và vô số các vấn đề sức khỏe khác.
Tập uống cà phê hoặc trà không đường và tránh uống nước ngọt cũng như bánh kẹo có nhiều đường.
2. Bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Về cơ bản, tất cả trái cây và rau quả ví dụ như táo, cà rốt, đào, chuối đều cung cấp các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất là rau xanh và trái cây phải chiếm đến 80 - 90% khẩu phần ăn mỗi ngày. Bạn cũng có thể khéo léo thay thế tất cả các đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe bằng một vài lát mứt cà rốt hoặc trái cây sấy.
3. Ăn cá 1 lần/ngày
Cá mòi và cá cơm nên được ưu tiên trong thực đơn mỗi ngày. Chúng rất giàu a-xít béo omega 3, ít thủy ngân và các hóa chất độc hại khác.
4. Hạn chế ăn thịt ( tối đa 2 lần/ tuần)
Mỗi tuần, mỗi người chỉ nên ăn 2 miếng ức gà là vừa đủ (Ảnh minh họa: Internet)
Hạn chế lượng thịt trong khẩu phần ăn ở mức 284 - 425 gr/ tháng. Vì vậy mỗi tuần, mỗi người chỉ nên ăn 2 miếng ức gà là vừa đủ.
Thịt động vật ăn cỏ hoặc được chăn thả tự do tốt hơn thịt gia súc, gia cầm được nuôi công nghiệp, bởi chúng có thể có chứa các chất phụ gia, chất bảo quản và còn tồn dư hóa phẩm kích thích tăng trưởng.
5. Hãy ngồi xuống và ăn
Ăn trên đường đi không tốt cho quá trình tiêu hóa, đặc biệt khi bạn vừa đi vừa ăn những thực phẩm chế biến sẵn. Hãy dành thời gian để ngồi xuống và tập trung thưởng thức bữa ăn của bạn.
Tắt TV, rời mắt khỏi điện thoại và chỉ cần tập trung ăn. Bạn sẽ ăn ít hơn nhưng lại ngon miệng và hài lòng hơn với bữa ăn của mình.
6. Lên thực đơn các bữa ăn chính tại cùng một thời điểm
Bạn cần lên sẵn thực đơn cho các bữa chính trong ngày tại cùng một thời điểm để chắc chắn rằng bạn đang có một chế độ ăn đúng đắn, khỏe mạnh.
7. Uống nước đúng thời điểm
Bạn nên tránh uống bất cứ thứ gì trong vòng 20 phút sau khi ăn để cơ thể tiêu hóa thức ăn (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu bạn muốn giới hạn lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn của mình, hãy uống 2 ly nước khoảng 10 phút trước khi ăn. Ngoài ra, bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ trong lúc ăn để làm mềm thức ăn và giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn nên tránh uống bất cứ thứ gì trong vòng 20 phút sau khi ăn để cơ thể tiêu hóa thức ăn. Uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm loãng các dịch tiêu hóa gây cản trở hoạt động của các enzim trong dạ dày.
8. Không ăn quá no
Chỉ ăn lượng thức ăn khoảng 85 - 90% nhu cầu cơ thể cần. Không cố gắng ăn hết toàn bộ thức ăn với lý do 'tránh lãng phí thực phẩm'. Điều này khiến cho bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, thói quen này sẽ làm cho bạn có cảm giác ngon miệng hơn. Nếu còn quá nhiều thức ăn thừa, hãy đóng gói và cất trong tủ lạnh.
9. Chỉ uống rượu vang đỏ, tránh các loại rượu khác
Sẽ là sai lầm khi bạn cho rằng cứ là rượu thì không tốt cho sức khỏe. 1-3 ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ những chất chống oxy hóa thực vật trong thực phẩm hàng ngày và giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, rượu vang đỏ tốt cho máu và sự trao đổi chất nói chung.
10. Ăn các loại hạt mỗi ngày
Các loại hạt như hạt họ đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…), hạnh nhân, óc chó… có thể giảm mức độ cholesterol xấu lên đến 20%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người ăn 2 nắm/ngày có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với những người không ăn các loại hạt này.
Ngoài ra, các loại hạt giúp tăng cường khả năng nhận thức, rất tốt cho não bộ. Một cách dễ dàng để bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày là thêm chúng vào bữa sáng hoặc ăn nhẹ trong ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!