Bị u nang buồng trứng lúc mang thai nguy hiểm đến mức nào?

Mang thai - 11/24/2024

Không ít phụ nữ khi mang thai mới phát hiện bị u nang buồng trứng dẫn tới tâm lý lo sợ ảnh hưởng tới cả sức khỏe bản thân và thai nhi.

Tuy nhiên, không ít phụ nữ khi mang thai mới phát hiện bị u nang buồng trứng dẫn tới tâm lý lo sợ ảnh hưởng tới cả sức khỏe bản thân và thai nhi.

Nữ giới đều có nguy cơ bị u nang buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi phụ nữ từ bé gái đến cụ già, từ phụ nữ bình thường đến người mang thai và tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào từng loại khối u, tỷ lệ từ 5-10% trong số nữ giới. U nang buồng trứng có thể xuất hiện trước khi mang thai với kích thước nhỏ đường kính khoảng 3-4cm và không gây triệu chứng khó chịu nên thường ít phát hiện được. Khi chuẩn bị mang thai hoặc bắt đầu thai kỳ, khám siêu âm mới phát hiện ra u nang.

Bị u nang buồng trứng lúc mang thai nguy hiểm đến mức nào?

Phát hiện u nang buồng trứng khi đang mang thai khiến nhiều bà bầu lo lắng

Xác định u lành tính, u ác tính bằng nhiều kỹ thuật

U nang buồng trứng thông thường là u lành, nhưng cũng có tới 10% là ác tính, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng có hại tới sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy khi phát hiện ra khối u, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật y học như siêu âm xác định khối u ở dạng lỏng hay rắn, chụp cắt lớp vi tính để hiểu rõ hơn vị trí khối u, chụp cộng hưởng từ để đo kích thước khối u, làm sinh thiết mô để xác định lành tính hay ác tính.

Ngoài ra, nếu u nang buồng trứng là u xoắn gây đau quặn bụng cấp tính, vỡ u, chèn ép gây rối loạn tiêu hóa, đường tiết niệu dẫn tới suy thận hay thành ác tính thì thường được bác sĩ chỉ định mổ loại bỏ càng sớm càng tốt.

U nang buồng trứng làm tăng nguy cơ sảy thai

Thông thường có 2 loại u nang buồng trứng khi mang thai là nang hoàng thể và nang bệnh lý. Nang hoàng thể do thay đổi hoóc-môn nội tiết khi có thai, là nang sinh lý nên thường sẽ tự biến mất sau 12 tuần thai.

Bị u nang buồng trứng lúc mang thai nguy hiểm đến mức nào?

Mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị u nang khi cần thiết

Tuy nhiên, một số trường hợp nang to, gây đau bụng, biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang ảnh hưởng không tốt cho cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể, u to có thể chèn ép vào tử cung gây nguy cơ sảy thai, kích thích tử cung co bóp gây sảy, cản trở thai nhi bình chỉnh trong tử cung khiến thai nhi không thể quay đầu dẫn tới khó đẻ. Nếu u nang buồng trứng có biến chứng xoắn, nang bị vỡ thì sẽ dễ gây sảy thai hoặc đẻ non, thậm chí khối u hoại tử gây tử vong cho thai phụ.

Nguy cơ cắt bỏ tử cung nếu là u ác tính

Dù tỉ lệ không cao nhưng u nang cũng có thể gây ung thư buồng trứng. Nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, việc mang thai có thể vẫn được tiếp tục, chỉ có buồng trứng bị cắt bỏ. Nếu phát hiện muộn, khi ung thư đã lan ra khỏi buồng trứng, cắt bỏ tử cung để tránh lan rộng hơn thường được khuyến nghị và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu thai nhi dưới 24 tuần tuổi, cắt bỏ tử cung sẽ chấm dứt thai kỳ và sự tồn tại của thai nhi. Nếu thai nhi trong khoảng 24-36 tuần tuổi, có thể cho đẻ sớm trước khi cắt bỏ tử cung.

Điều trị u nang buồng trứng khi có thai

Phát hiện u nang buồng trứng khi có thai thì cần khám lâm sàng cũng như xét nghiệm chi tiết để xác định vị trí, kích thước khối u, mức độ lành tính - ác tính. Với u lành tính, tùy từng giai đoạn thai kỳ sẽ có chỉ định điều trị từ bác sĩ. Nếu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thông thường sẽ theo dõi chặt chẽ và phẫu thuật cắt bỏ khối u trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu ở 3 tháng cuối thì thường chờ đến sau sinh mới phẫu thuật.

Bị u nang buồng trứng lúc mang thai nguy hiểm đến mức nào?

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh

Tuy nhiên, nếu là u xoắn thì phải can thiệp ngay. Ngoài ra, cần theo dõi, xét nghiệm, đánh giá, siêu âm để phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường (nếu có) của khối u và có biện pháp xử trí kịp thời hợp lý.

Nếu tiếp tục thai kỳ trong khi bị u nang buồng trứng, bên cạnh việc tuân thủ đúng và đủ chỉ định điều trị của bác sĩ, thai phụ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng thích hợp, tránh các loại thực phẩm chứa chất kích thích, cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường. Ngoài ra, cũng cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol - yếu tố làm tăng nguy cơ chuyển biến bệnh từ u nang buồng trứng thành ung thư.

Theo BS. Nguyễn Thị Vân, Chuyên khoa Nội (Bộ Y tế), nếu qua siêu âm mới phát hiện nang buồng trứng khi bắt đầu mang thai là bình thường, bà bầu có thể yên tâm tiếp tục thai kỳ. Thông thường đến khoảng 14 tuần là nang buồng trứng này sẽ không còn nhìn thấy qua siêu âm nữa. Nang buồng trứng không ảnh hưởng đến bệnh tật của thai nhi.

Nếu đến 15 tuần mà vẫn còn nang buồng trứng thì đó là nang thực thể, tùy vào kích thước của nang, khối u bị xoắn bất ngờ, hoặc do nang to có nguy cơ chèn ép mạnh bị vỡ thì phải mổ cấp cứu… có chỉ định điều trị. Trong trường hợp đó có thể được mổ nội soi bóc u nang. Ở tuổi thai này, tình trạng thai tương đối ổn định nên cuộc mổ nội soi hầu như không gây sảy thai.

Ảnh minh họa: Internet

Vân Doãn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!