Bia, rượu khiến bệnh dị ứng đa dạng, phức tạp

Điều cần biết - 11/24/2024

Theo những kết quả nghiên cứu gần đây, các loại bia rượu có thể liên quan đến những phản ứng dị ứng tức thì sau khi uống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng ở những người sử dụng kéo dài các thức uống này.

Trong thực tế, các phản ứng dị ứng tức thì liên quan đến bia, rượu xảy ra tương đối phổ biến, với biểu hiện lâm sàng và cơ chế gây bệnh khá đa dạng và phức tạp. Hầu hết các trường hợp này không phải là những phản ứng dị ứng trực tiếp với cồn.

Tại sao dị ứng với bia, rượu?

Theo nghiên cứu, cồn và acetaldehyde (là sản phẩm chuyển hóa của cồn trong cơ thể) đều có thể trực tiếp phá vỡ các tế bào mast, gây giải phóng histamin và nhiều hoạt chất trung gian gây dị ứng. Ngoài ra, các chất này còn có thể ức chế quá trình chuyển hóa và đào thải histamin được hấp thu từ thức ăn, do đó làm tăng nồng độ của hoạt chất này ở các tổ chức. Tăng nồng độ histamin chính là yếu tố quan trọng góp phần gây ra hội chứng nóng bừng làm bùng phát triệu chứng của hen phế quản và nhiều bệnh dị ứng khác sau khi uống bia rượu. Các nghiên cứu còn cho thấy, khí dung các chất acetaldehyde có thể gây co thắt phế quản rất mạnh và gây ra cơn hen cấp.

Bên cạnh cơ chế kể trên, trong một số trường hợp, các biểu hiện dị ứng với bia rượu còn có thể gây ra các phản ứng dị ứng trực tiếp với cồn. Trong những trường hợp này các biểu hiện lâm sàng thường gặp là mày đay, phù Quincke hoặc sốc phản vệ. Cồn (etanol) và các sản phẩm chuyển hóa của nó đều có trọng lượng phân tử thấp và bản thân chúng không có khả năng gây dị ứng, nhưng khi chúng được gắn với protein trong cơ thể sẽ tạo ra các dị nguyên hoàn chỉnh có khả năng gây dị ứng. Trong một số nghiên cứu, người ta còn tìm thấy các kháng thể dị ứng kháng lại phức hợp acetaldehyde - protein trong máu của những người bị dị ứng với bia, rượu.

Ngoài ra, yếu tố chủ yếu gây ra các vấn đề về dị ứng, các chất phụ gia, bảo quản và tạp chất như histamin, gốc sulphite hoặc phẩm nhuộm cũng có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng này trong một số trường hợp.

Bia, rượu khiến bệnh dị ứng đa dạng, phức tạp

Lạm dụng rượu, bia dễ gây dị ứng.

Lạm dụng bia rượu dễ tăng nguy cơ dị ứng

Bên cạnh các phản ứng dị ứng tức thì, đang có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng bia rượu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng với nhiều loại dị nguyên khác nhau.

Ngoài cồn là yếu tố chủ yếu gây ra các vấn đề về dị ứng, các chất phụ gia, bảo quản và tạp chất như histamin, gốc sulphite hoặc phẩm nhuộm cũng có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng này trong một số trường hợp. Theo một số nghiên cứu, những người có cơ địa dị ứng với lúa mạch và men cũng sẽ có nguy cơ bị dị ứng với bia.

Bên cạnh những phản ứng dị ứng tức thì, đang có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng bia rượu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng với nhiều loại dị nguyên khác nhau. Các nghiên cứu về dịch tễ cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng ở những người nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với những người không nghiện. IgE là một loại kháng thể dị ứng quan trọng, có vai trò trung tâm trong hầu hết các phản ứng dị ứng loại hình nhanh ở người.

Các nghiên cứu về dịch tễ cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng ở những người nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với những người không lạm dụng bia rượu.

IgE là một loại kháng thể dị ứng quan trọng, có vai trò trung tâm trong hầu hết các phản ứng dị ứng loại hình nhanh ở người. Nghiên cứu cho thấy, những người nghiện bia rượu hoặc thường xuyên uống rượu với số lượng trung bình có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn với những người không uống rượu. Sau khi cai rượu thì nồng độ IgE của những người này lại giảm về bình thường. Không những vậy, ở những bà mẹ lạm dụng bia rượu trong khi mang thai thì những đứa con của họ cũng có nồng độ kháng thể IgE cao.

Việc tăng nồng độ IgE trong máu không phải là một bệnh và không gây ra các triệu chứng lâm sàng nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng trong một số trường hợp. Bên cạnh việc tăng nồng độ IgE trong máu, dùng bia rượu thường xuyên còn có thể làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm với một số yếu tố trong môi trường như: bụi nhà, phấn hoa, thực phẩm... và dễ bị dị ứng với những yếu tố này.

Hiện nay, khoảng 30-40% dân số nhiều nước trên thế giới bị mắc các bệnh dị ứng và tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là ở những nước công nghiệp phát triển. Cùng với sự gia tăng này, một vấn đề đang được quan tâm đó là sự tác động của các yếu tố môi trường đối với những bệnh dị ứng, đặc biệt là tác động của bia rượu, do việc sử dụng những thức uống này đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, không lạm dụng bia rượu để tránh nguy cơ mắc bệnh dị ứng và những hệ lụy về tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa...

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!