Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Sốt phát ban là một trong những bệnh mà trẻ em thường hay mắc phải. Khi trẻ bị sốt phát ban thì xuất hiện những vết nổi lên sau cơn sốt có màu hồng. Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này lại có những biến chứng không ngờ mà nếu trẻ bị mắc, người lớn không nên chủ quan.

Sốt phát ban là một trong những bệnh mà trẻ em thường hay mắc phải. Khi trẻ bị sốt phát ban thì xuất hiện những vết nổi lên sau cơn sốt có màu hồng. Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này lại có những biến chứng không ngờ mà nếu trẻ bị mắc, người lớn không nên chủ quan.

Sốt phát ban là một bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban). Trong một số trường hợp, có những trẻ bị rất nhẹ, nếu không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.

1. Triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

Bình thường thì thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Bệnh có triệu chứng cơ bản sau:

- Trẻ bị sốt: Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt phát ban là những cơn sốt cao, có thể lên đến 40 độ C. Ngoài ra, họng trẻ có thể bị đau rát nhẹ, hơi sổ mũi hoặc là bị sưng hạch ở cổ. Thường thì những cơn sốt kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

- Trẻ bị nổi ban đỏ: Trẻ thường bị nổi ban đỏ sau khi hết sốt, tuy nhiên cũng có một số em không xuất hiện các nốt này. Đặc điểm của các ban đỏ là chúng có thể là những nốt hay những mảng nhỏ li ti màu hồng, phẳng hoặc có thể là hơi nổi cộm một chút. Xung quanh các ban đỏ có thể là một quầng trắng. Ban đỏ xuất hiện lần lượt trên ngực, trên lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan khắp người. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là các mảng ban đỏ không gây ngứa hoặc làm trẻ thấy khó chịu.

Một số triệu chứng khác các mẹ cần lưu ý bao gồm trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bị tiêu chảy nhẹ, hoặc là bỏ bữa...

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Một trong những nguyên nhân chính là do siêu vi human herpes 6 (HHV6). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt bệnh cũng có thể do virus human herpes 7 (HHV7) gây ra. Hai siêu vi này cũng gây ra cả bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.

Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

3. Bệnh sốt phát ban ở trẻ lây lan như thế nào?

Ðây là bệnh lây qua đường hô hấp do trẻ hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi trẻ bị bệnh ho hay là hắt hơi.

Cho dù trẻ chưa có biểu hiện của bệnh, tuy nhiên cơ thể trẻ lại đang ủ mầm bệnh thì cũng có thể lây cho những đứa trẻ khác. Do đó rất khó để các bậc phụ huynh phòng tránh bệnh cho con. Nếu biết con mình vừa chơi với bạn bị phát ban thì tốt nhất các bậc phụ huynh hãy chú ý con sát biểu hiện của con, tránh trường hợp trẻ bị lây bệnh mà không biết.

Điểm khác biệt của bệnh sốt phát ban so với bệnh thủy đậu hay một số dịch bệnh khác thường gặp ở trẻ em là nó ít khi gây ra những trận “dịch” nho nhỏ.

4. Những biến chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Khi bị sốt phát ban, trẻ có thể bị giật kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh bất thình lình. Nếu bị giật kinh, trẻ sẽ có thể bất tỉnh, có biểu hiện tay chân giật, mắt trợn lên khoảng vài phút. Trong trường hợp đó, người lớn nên cho trẻ đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may mắn là chứng giật kinh do sốt cao thường không gây ra nguy hiểm gì cho trẻ cả.

Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

Thông thường, sốt phát ban ít khi gây ra biến chứng nào đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em và người lớn bị sốt phát ban sẽ bình phục nhanh chóng.

Tuy nhiên, đối với những trẻ có hệ miễn nhiễm bị yếu, ví dụ như những bệnh nhân sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, trẻ thường sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn. Trẻ còn có thể bị biến chứng sưng phổi hay viêm não, rất nguy hiểm.

5. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Các bác sĩ khoa nhi cho biết, khi trẻ bị sốt phát ban, các mẹ cần hạ sốt đúng cách cho trẻ: Khi trẻ sốt từ 38 độ C các mẹ nên chú ý cho trẻ uống thuốc giảm sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Dùng nước ấm để lau mát cho trẻ khi cần, tránh biến chứng sốt cao, co giật.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Nếu trẻ ho nên cho uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong...

Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

Các mẹ dùng nước muối và khăn giấy mềm để thông mũi cho trẻ, để trẻ dễ ăn uống và bú sữa.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ. Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra cho trẻ.

Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt là các loại nước ép trái cây, để đảm bảo cơ thể trẻ có nguồn vitamin, cải thiện sức đề kháng.

Với những trẻ nhiễm sởi thì cần bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Giữ da trẻ khô, sạch, tắm cho trẻ mỗi ngày không nên kiêng gió, kiêng nước và kiêng ăn. Chính vì thói quen kiêng gió, kiêng nước trùm kín cho trẻ khiến trẻ khó hạ sốt, dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ khiến trẻ khó chịu, nhiễm trùng da, gây biến chứng viêm phổi.

Bên cạnh việc chú ý cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, nếu các mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh trở nặng thì cần cho trẻ nhập viện kịp thời, các mẹ chú ý chăm sóc tại nhà và khám bác sĩ mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy vào tình trạng bệnh. Nếu trẻ có dấu hiệu sau cần đi cấp cứu:

- Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban

- Trẻ bị thay đổi tri giác lừ đừ, hôn mê, ngủ li bì

- Trẻ bị co giật

- Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở

6. Các phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ

Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban, người lớn không nên chủ quan

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang bị bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác khi chưa có biểu hiện phát ban.

Theo dõi lịch tiêm chủng phòng ngừa.

Thực hiện cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban rất quan trọng, chúng góp phần khiến bệnh nhanh khỏi hơn nhiều

Khi trẻ bị sốt phát ban, bệnh có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm mà người lớn không nên chủ quan. Bởi vậy, tiêm phòng là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Sởi có thể tiêm phòng khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Rubella được tiêm phòng chung với quai bị và sởi bằng vắc xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi - 6 tuổi.


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!