Biểu hiện bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, tên khoa học của bệnh này là viêm loét niêm mạc miệng.

Viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy không phải là bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng.

Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Nguyên nhân

- Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng, stress khiến chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm...

- Suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (kim loại nặng như Asen, chì...) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng), khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử, sau đó vỡ ra tạo thành vết loét miệng.

- Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

- Một số yếu tố nguy cơ: thiếu hụt các chất tạo máu như axít folic, vitamin B12.

- Bất thường miễn dịch.

Biểu hiện bệnh viêm loét niêm mạc miệng

- Nhiễm khuẩn do vi-rút: Herpes simplex virus (HSV), Human herpesvirus (HHV), Varicella-zoster virus (VZV), Cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori...

- Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mang tính chất tự miễn.

Biểu hiện của bệnh

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1-2mm, đốm trắng to dần, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Vết loét to dần, có khi tới 10mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10-15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Trong trường hợp viêm loét niêm mạc miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu; bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt, sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Hơn nữa, người bệnh cần bổ sung vitamin C liều cao, vitamin B2, vitamin A vì những chất này giúp cơ thể tái tạo niêm mạc, vệ sinh răng miệng, giảm đau, tăng cường sức đề kháng.

Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp; uống nước cam, chanh; khi ăn xong nên súc miệng nước muối sinh lý 0,9%. Người bệnh cũng cần uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít/ngày và hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu…

BS. Nguyễn Thị Vân

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!