Biểu hiện 'hết đát' của 7 đồ dùng trong bếp

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Thời hạn tối đa để dùng một chiếc thớt nhựa là 3 năm nhưng khi thớt có dấu hiệu bị thủng, trầy nhựa nhiều bạn nên thay ngay.

1. Thìa gỗ

Gỗ dễ dàng hấp thu độ ẩm vì thế thúc đẩy quá trình sinh sôi của các vi khuẩn nhanh hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay đũa gỗ khi chúng bị nứt, mốc hoặc phai màu.

Biểu hiện 'hết đát' của 7 đồ dùng trong bếp

Nên thay đũa gỗ khi chúng bị nứt, mốc hoặc phai màu (Ảnh minh họa: Internet)

2. Muôi đảo thức ăn

Các chuyên gia khuyên với những muôi chuyên dùng để đảo, lật đồ chiên rán, bạn nên thay khoảng 2 năm một lần hoặc bỏ ngay khi bị trầy xước, nứt gãy hoặc phai ra nhiều màu.

3. Dao gọt hoa quả

Mỗi chiếc dao chỉ nên sử dụng trong vòng 2 năm. Bạn cũng nên mua một con dao mới khi chúng bị gỉ, quá cùn, không thể mài được nữa. Một tuần bạn nên mang dao ra để mài, rửa sạch sẽ một lần.

4. Xoong chảo chống dính

Bạn nên thay xoong chảo chống dính khoảng 2-3 năm/lần, bởi khi đó hầu như bề mặt chống dính đã trầy xước nhiều. Khi bề mặt xong chảo bị đồ ăn bám chặt vào, khó để cọ rửa bạn cũng nên thay ngay.

Biểu hiện 'hết đát' của 7 đồ dùng trong bếp

Nên thay xoong chảo chống dính khoảng 2-3 năm/lần (Ảnh minh họa: Internet)

5. Thớt nhựa

Thời hạn tối đa để dùng một chiếc thớt nhựa là 3 năm. Nhưng khi thớt có dấu hiệu bị thủng, trầy nhựa nhiều bạn nên thay ngay. Bạn cũng nên có các loạt thớt khác nhau cho các loại thực phẩm khác nhau như thực phẩm chín, động vật sống...

6. Thớt gỗ

Tin tốt là bạn có thể giữ chúng trong thời gian dài nếu biết cách gìn giữ. Nhưng bạn cũng có thể thay thế thớt mới khi chiếc cũ bị nứt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và lưu lại.

Biểu hiện 'hết đát' của 7 đồ dùng trong bếp

Nếu biết cách giữ gìn thớt gỗ có thể sử dụng được trong một thời gian dài (Ảnh minh họa: Internet)

7. Máy xay sinh tố

Hãy thay một chiếc máy xay sinh tố mới khi những lưỡi cắt bên trong bị hoen gỉ, hoặc không thể xay các thực phẩm nhuyễn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!