Người ta chia đường thành 3 dạng: đường đơn, đường đôi (gồm 2 gốc đường đơn kết hợp với nhau) và đường đa (gồm nhiều đường đơn kết hợp lại). Cơ thể con người chỉ hấp thu được đường đơn.
Trong sữa có đường lactoza (còn gọi là đường sữa vì chỉ có trong sữa), là một dạng đường đôi, khi thủy phân sẽ cho 2 gốc đường đơn là glucoza và galactoza.
Những người không dùng được sữa, chủ yếu là do không tiêu hóa được lactoza vì cơ thể thiếu một loại men (enzym) có tên là lactoza để thủy phân lactoza thành 2 đường đơn giản, giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu.
Sữa rất tốt cho cơ thể nhưng có thể gây triệu chứng dị ứng cho không ít người (Ảnh: Internet)
Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như: tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp, các rối loạn ở dạ dày - ruột...
Một số trường hợp (chủ yếu là trẻ nhỏ) lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2 - 12 giờ sau khi ăn, có thể biểu hiện với các triệu chứng: Choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phù quincke, sốt không rõ nguyên nhân.
Để phòng ngừa các tai biến dị ứng, khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng và nên đun sôi sữa trước khi dùng.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng thực phẩm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!