Da trẻ khá nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết hay những tác nhân từ môi trường bên ngoài rất dễ mang đến hiện tượng dị ứng da đặc biệt là tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Vậy biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị nổi mề đay cho trẻ ra sao? Cùng Lily & WeCaređi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Biểu hiện mề đay ở trẻ em
Hầu hết mề đay ở trẻ em thường xuất hiện rồi mất đi trong vài giờ nhưng ở một số trẻ, mề đay có thể tái đi tái lại. Và quan trọng hơn là mề đay có thể là một trong những biểu hiện của phản ứng dị ứng nguy hiểm hay còn gọi là sốc phản vệ. Vì vậy phát hiện sớm mề đay ở trẻ là việc cần thiết.
Sẩn phù: Sẩn phù có ranh giới rõ ràng, nổi gồ trên mặt da, có màu hồng ở giữa thường nhạt màu hơn. Kích thước của các sẩn này rất đa dạng về hình thái, kích thước, thậm chí là mảng lớn.
Ngứa: Đây là dấu hiệu đặc trưng của mề đay. Ngứa khiến trẻ mất ngủ, không tập trung học tập, sinh hoạt.
Một số trường hợp mề đay có thể đi kèm phù mạch ở mặt, mí mắt, tai, miệng, tay, bàn chân...
Nếu mề đay xuất hiện khắp cơ thể, đây có thể là dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.
Các triệu chứng này nặng hơn vào ban đêm. Gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là những vùng da bị bó sát bởi quần áo (cạp quần), da tiếp xúc với nhau (nách).
Các triệu chứng này sẽ lan rộng trong thời gian rất nhanh từ vài phút đến 1 giờ và biến mất trong 24 giờ. Một số trường hợp có thể gây phù ở mặt, mí mắt, tai, miệng, bàn chân, bàn tay và bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ
Hiện tượng mề đay diễn ra khi cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học có tên là histamine. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mề đay, trong đó một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Không hợp với một loại thức ăn nào đó hoặc trong sữa mẹ: Do trong sữa mẹ có lẫn thành phần dị ứng. Mẹ cần nhớ lại đã ăn món gì mà loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
- Côn trùng đốt và cắn: Ví dụ như khi trẻ bị dị ứng với ong hay kiến lửa, sau khi bị những côn trùng này đốt da của trẻ sẽ bị nổi mề đaydo phản ứng của cơ thể với những vết cắn.
- Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm mà chúng ăn. Những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất bao gồm sữa, trứng, lạc, đậu nành, bột mỳ, cá và hải sản. Một số loại phụ gia và chất bảo quản cũng là những tác nhân gây dị ứng.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Nếu con bạn bị dị ứng với lông mèo, việc ôm ấp, vuốt ve những con vật này có thể khiến trẻ ngay lập tức bị nổi ban da. Ngoài ra, một số tác nhân dị ứng khác tồn tại trong không khí cũng dễ gây nổi mề đay như phấn hoa, mốc...
- Bệnh tật: Trẻ có thể xuất hiện mề đay khi đang bị mắc một căn bệnh khác như cảm lạnh hay nhiễm virus. Trường hợp này mày đay thường kéo dài trong khoảng 1-2 tuần rồi mới hết. Hiếm gặp hơn, trẻ có thể bịnổi mề đay khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh giá đôi khi cũng gây ra mề đay. Thời tiết thay đổi cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng, dẫn đến phát ban, nổi mẩn đỏ.
- Thuốc: Kháng sinh và một số loại thuốc khác có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em.
- Di truyền: Thông thường trong gia đình từng có người bị mề đay thì đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn những đứa trẻ khác.
Cách điều trị mề đay ở trẻ em
Mề đay ở trẻ có thể không cần phải điều trị vì mề đay thường tự biến mất trong 1-2 ngày hoặc vài tuần mà không cần dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng trẻ cần phải can thiệp điều trị gồm nhưng bước sau:
Tránh tuyệt đối yếu tố kích thích
Đây là bước đầu tiên quyết định việc chẩn đoán, điều trị và đề phòng bệnh tái phát. Nếu không tìm ra yếu tố kích thích bệnh sẽ khó có thể biến mất. Nếu mề đay ở trẻ do dị ứng nên tránh các nguyên nhân gây dị ứng, đây là nguyên tắc điều trị và phòng bệnh tốt nhất.
Có thể trẻ không cần phải điều trị bằng thuốc mà bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Dừng ngay các thuốc, thực phẩm hoặc các chất nghi ngờ gây dị ứng.
Có thể áp lạnh cho trẻ nếu bị mẩn ngứa, nóng rát hoặc hơ nóng khăn áp lên nếu trẻ bị dị ứng thời tiết lạnh.
Bổ sung nước ép trái cây có nhiều vitamin C.
Nếu bị đau bụng có thể dùng túi nước nóng chườm lên bụng.
Trong trường hợp trẻ khó thở có thể dùng một cốc nước nóng đang bốc hơi để trước mũi cho dễ thở hơn.
Mặc quần áo nhẹ, vừa vặn cho trẻ.
Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp nặng trẻ có thể phải can thiệp điều trị bằng thuốc gồm hai loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin
Đây là thuốc có thể làm giảm triệu chứng và hầu hết trẻ bị mày đay dị ứng cấp tính đều đáp ứng với thuốc kháng histamin.
Thuốc kháng histamin có hai loại, chúng khác nhau về chi phí, thời gian tác dụng và tác dụng phụ khác nhau. Vì thế, việc chỉ định loại thuốc, liều lượng của thuốc tùy thuốc vào độ tuổi, mức độ của bệnh.
Thuốc steroid
Chỉ được chỉ định điều trị cho trẻ bị nổi mề đay nặng, điều trị trong thời gian ngắn, tạm thời do thuốc có nhiều tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài.
Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu mề đay hoặc phù mạch đột ngột kèm những triệu chứng như khó thở, thở rít, buồn nôn, nôn, đau bụng, choáng và ngất xỉu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!