Răng xấu hỏng, hình thể răng không đẹp, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu... thì việc bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu nhất dành cho các bạn. Vậy bọc răng sứ cho răng sâu bao nhiêu tiền? Sau đây Lily & WeCare sẽ chia sẻ một số thông tin để bạn đọc biết mức giá của các loại răng sứ và có sự lựa chọn chính xác cho chính mình.
Vì sao nên bọc sứ cho răng sâu
Đã có rất nhiều trường hợp bị sâu răng mà làm phương pháp trám răng, nhưng đây không phải là phương pháp tốt nhất để có thể chấm dứt được tình trạng sâu răng của bệnh nhân. Trám lỗ sâu chỉ là tạm thời làm cho ngừng sâu răng lan đi, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ quay lại với bạn. Hơn nữa, nếu chỉ có trám không thì sẽ không thể nào thay thế được men răng và ngà răng cho nên nó rất dễ bị bể hoặc sứt ra do thói quen ăn đồ cứng, dẻo của bệnh nhân.
Chính vì thế bác sĩ điều trị thường khuyên bệnh nhân nên sử dụng phương phápbọc răng sứ cho răng sâu để tăng độ bền chắc cho chiếc răng đồng thời giúp bạn lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho mình.
Ngoài nguyên nhân nêu trên còn có một nguyên nhân nữa là do sau khi đã lấy tủy, răng của bạn thường giòn hơn và rất dễ bị gãy vỡ hơn răng bình thường cho nên các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo vệ răng sâu khỏi những tấn công của những con vi khuẩn và những tác động hóa học giúp tăng tuổi thọ cho chiếc răng. Một điều các bạn cần lưu ý là không phải bọc răng sứ lại là có thể ăn uống thoải mái cần tránh những thức ăn cứng, phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ để giúp bảo vệ cho chiếc răng được tốt hơn.
Trường hợp khác nữa, răng sâu đã được lấy tủy và trám lại nhưng vết trám bị bong ra ngoài, răng dễ bị vỡ, cho nên phần mô răng còn lại sẽ quá yếu, không thể nào giữ được miếng trám vì vậy dù có trám lại thì nó cũng rất dễ bị bong ra không còn cách nào tốt hơn là bạn nên bọc răng sứ lại giúp cho bạn có thể tránh được những phiền toái với chiếc răng của mình.
Bọc răng sứ cho răng sâu bao nhiêu tiền?
Răng sứ cũng có rất nhiều loại để bạn lựa chọn, tùy theo mong muốn của bạn là đề cao tính thẩm mỹ, độ bền chắc của răng sứ hay tiết kiệm chi phí tối đa mà nha sỹ sẽ tư vấn cho bạn loại răng phù hợp với giá tiền tương đương.
Trường hợp muốn tiết kiệm chi phí bọc răng sứ cho răng sâutối đa: Bạn có thể lựa chọn răng toàn diện kim loại hoặc răng sứ kim loại với phần khung sườn thường được làm từ chất liệu Titan, Nikel, Crom.
Nếu bạn muốn răng bền, đẹp, tự nhiên, an toàn thì bạn nên lựa chọn răng toàn sứ, đây là sự lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ răng sâu cũng như hàm răng của bạn. Răng được làm hoàn toàn từ sứ nguyên khối, có màu sắc tự nhiên như thật đồng thời không gây kích ứng cho nướu, răng, xương hàm và cơ thể.
Tìm hiểu kỹ về các loại răng theo chia sẻ của bạn đọc
- Răng sứ quý kim: 3.500.000 đồng một răng
- Răng sứ Titan: 2.500.000 đồng một răng
- Răng sứ bọc chì: Tuỳ từng nha khoa
Theo chia sẻ của bạn Trabi trên diễn đàn webtretho: "Chỉ cần làm răng sứ Titan là ổn: giá cả vừa phải, chất lượng tốt- 20 năm vẫn chạy tốt. Anh mình làm nhưng 16 răng, tức là cười hết cỡ lộ ra bao nhiêu cái thì Nha sĩ khuyên làm bấy nhiêu cái.
Như Anh mình làm mất đúng 1 tuần (có thể còn nhanh hơn vì Anh mình mất 1 ngày để lấy tủy nhưng cái răng đã làm trước đây họ lấy ko hết). Tuy nhiên những cái răng Anh mình làm sau này ko phải lấy tuỷ, tức răng vẫn còn sống chỉ mài mòn men răng bên ngoài thôi (khi mài Nha sĩ phải chích thuốc tê). Sau khi mài bỏ men răng Anh mình được gắn vỏ bọc răng tạm để vẫn có thể giao tiếp ăn uống bình thường. Sau khi Nha sĩ lấy mẫu răng ra được răng sứ thì đến giai đoạn gắn vào răng thật.
Răng sứ Titan nhìn rất đẹp khá thật, nói chung là rất okie.
Chỉ có điều sau khi mài bỏ men răng bạn phải chịu ê mất mấy ngày và sau khi gắn sứ thật cũng phải chịu đau khoảng 3 ngày nữa, Anh mình phải uống mất 8 viên efferagant sủi í."
Cũng có thông tin trái chiều của bạn Uni7278: Răng sứ có 2 loại:
1. Răng sứ không kim loại (Nghĩa là làm toàn bằng sứ, không có chứa tí tẹo tèo teo kim loại nào) thì vẫn tốt nhất cho sức khoẻ. Loại này có 3 loại.
-Cao cấp nhất và ưu điểm nhất hiện nay là răng sứ không kim loại Cercon làm bằng vật liệu Ziconia. Hoàn toàn không có hại cho sức khoẻ, độ bền rất cao (ăn nhai, gặm xương thoải mái), màu sắc thẩm mỹ rất đẹp nhưng giá thành cũng khá đắt. Khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu/1 đơn vị.
- Loại nữa gọi là sứ Allumina, màu sắc cũng tương đối đẹp nhưng độ bền thì không cao như Cercon, giá thành từ 2,5 đến 3triệu thì phải.
- Loại cổ điển là sứ ép, màu sắc đẹp, độ bền rất thấp, chỉ làm cho răng cửa thôi. Giá khoảng hơn 2triệu.
2. Răng sứ kim loại (Nghĩa là có sườn làm bằng kim loại, phủ sứ lên trên). Loại này thì có 4 kiểu.
- Kiểu thứ nhất là sườn kim loại đó bằng vàng (Quý kim), bên ngoài bọc sứ (có thể sứ Nhật, sứ Mỹ gì đó nhưng tốt nhất là nên yêu cầu bọc bằng sứ Ceramco3 của Mỹ vì độ bền cao), giá thành thì khoảng 3,5 triệu đến 4triệu tuỳ thời điểm vàng lên hay xuống. Ít ảnh hưởng tới sức khoẻ (nhưng vẫn có người bị dị ứng), màu sắc cũng đẹp, độ bền cũng cao (nhưng vẫn thua Cercon Zirconia). Nhược điểm: vẫn mang tính kim loại, vẫn có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và không tiện lợi nếu như phải chụp Xquang, vẫn có người bị dị ứng. Nếu bạn có từ 2 răng sứ kim loại nhưng lại bằng 2 kim loại khác nhau về thành phần có thể dẫn đến hiện tượng kích thích lẫn nhau đó.
- Kiểu thứ 2 là sườn làm bằng kim loại có chứa vàng nhưng hàm lượng thấp. Giá thành đương nhiên là thấp hơn, chất lượng cũng ko bằng rồi.
- Kiểu thứ 3 (cái kiểu mà người trong nghề như tụi mình gọi là lập lờ đánh lận dân đen) đó chính là răng sứ titan. Đúng là loại titan thì không gây hại cho cơ thể, nhẹ hơn kim loại thường rồi, nhưng thực tình hiện nay ở Việt Nam mình chưa có nơi nào có răng sứ titan nguyên chất cả (vì giá thành cực cao và đòi hỏi hệ thống máy móc rất tốn kém). Mà chỉ có loại kim loại (thép) có chứa titan khoảng 6-8% titan thôi. Những người nha công trực tiếp làm răng giả họ biết rất rõ về hàm lượng này, nhưng nhiều nha sỹ cũng không hiểu đâu. Nhiều người không hiểu thực sự nên tư vấn cho bệnh nhân làm thế, nhưng cũng có những người họ thừa biết hàm lượng titan ấy không tương xứng với số tiền bệnh nhân phải bỏ ra, tuy nhiên họ vấn cố tình tư vấn vì lợi nhuận từ sứ titan mang lại cho họ nhiều hơn lợi nhuận từ sứ kim loại thông thường.
- Răng Sứ kim loại thông thường thì giá thành thấp, nhưng nhược điểm thì các mẹ cũng biết rồi đó. Nhưng không phải là răng sứ bọc chì như nich bạn trabi được tư vấn đâu. Thực ra gọi là kim loại thông thường nhưng nó được sản xuất chỉ để phục vụ ngành nha khoa và đã được kiểm nghiệm rồi. Trong thành phần có chứa Chronium và Colbat gì đó nên nó hay bị xỉn màu và tạo ra viền đen trên nướu sau 1 thời gian thôi. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, người ta vẫn sử dụng loại răng sứ này chứ có phải chỉ có việt nam đâu. Yên tâm đi, Việt Nam mình chưa sản xuất được mấy đồ ngành nha này đâu.
Còn em Linh-hn có nhã ý đưa mẹ đi cấy implant thì nên tìm đến phòng khám tin cậy nhé. 1 ca cấy ghép implant thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vật liệu, tay nghề, trình độ của nha sỹ và tình trạng sức khoẻ (cụ thể là khả năng tái tạo xương) của bệnh nhân nữa. Nên tới viện Răng Hàm mặt để được tư vấn đã. Và nên yêu cầu nha sỹ làm bằng vật liệu của các nước châu âu, đừng nên ham rẻ mà làm bằng vật liệu của Hàn Quốc hay Ixareal nhé.
Địa chỉ bọc răng sứ được nhiều người tin cậy
Đúng là rất khó phân biệt các loại răng sứ, vấn đề cần là bạn đọc nên tìm đúng địa chỉ bọc răng sứ tin cậy có thể yêu cầu nha sỹ cung cấp thêm thông tin về loại răng sứ mà họ sẽ làm cho bạn. Ví dụ như tên của hãng sản xuất, yêu cầu họ đưa ra những bằng chứng chứng minh như tờ rơi về sản phẩm, tên labo (xưởng sản xuất răng)
Tại Hà Nội
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 670/TTG-QĐ ngày 28/4/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội mà tiền thân là Ban Nha khoa Bệnh viện Phủ Doãn. Ban Nha khoa được thành lập từ năm 1939, là cơ sở nha khoa đầu tiên của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ngày 12-11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1874/QĐ-TTg ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Theo quyết định này của Thủ tướng, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt, và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ Răng Hàm Mặt ở các bậc đại học và sau đại học.
Điện thoại: 0243 8269 722
Địa chỉ: 40 Tràng Thi , Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phòng khám Răng Hàm Mặt - 3 Thái Hà
Điện thoại: 091 320 42 19
Địa chỉ: 1A ngõ 3 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:
- Thứ Bảy, Chủ Nhật: 08:00 - 17:00
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 17:00 - 20:00
Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương
Điện thoại: 0243 8211 741
Địa chỉ: 4 - A5 tập thể Nguyễn Công Trứ, Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giờ làm việc:
- Thứ Bảy, Chủ Nhật: 09:00 - 12:00
- Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu: 17:00 - 20:00
Tại TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở được Nhà nước đầu tư hơn 11 tỷ đồng. Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa khám và điều trị răng hàm mặt của Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi điều trị có uy tín trong nhiều năm qua, chất lượng cao - giá cả do Nhà nước qui định.Bệnh viện hoạt động theo Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được tổ chức Quacert – IAZ-ANZ cấp giấy chứng nhận vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Bệnh viện với đội ngũ trên 80 bác sĩ Răng Hàm Mặt nhiều kinh nghiệm, tay nghề giỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức, được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước liên tục. Bệnh việc có hơn 80 ghế máy nha khoa mới, trang thiết bị hiện đại nhất. Thực hiện tất cả các loại hình điều trị kỹ thuật cao của ngành Nha khoa tiên tiến như khám răng với máy nội soi, tẩy trắng răng, đo độ hôi miệng, cắm ghép răng (Implant), phục hình răng sứ, hàm khung kim loại, chỉnh hình răng mặt, cạo vôi bằng máy siêu âm, massage răng miệng, trám răng thẩm mỹ, phẫu thuật hàm mặt, thẩm mỹ và tạo hình.
Điện thoại: 08267325
Địa chỉ: 263-265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!