Bỏng lạnh rất nguy hiểm, có thể tử vong nhưng rất nhiều người không biết
Theo Bác sĩ Lê Thị Thuần (Viện bỏng quốc gia), bỏng lạnh có tên gọi khoa khác là Frostbite là chỗ da và các mô bị tổn thương do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai... Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh thường là do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp mà lại không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh...
Bỏng lạnh có tên gọi khoa khác là Frostbite là chỗ da và các mô bị tổn thương do tiếp xúc với lạnh.
Bỏng lạnh được chia thành nhiều cấp độ nếu ở cấp độ nhẹ chỉ bị tổn thương tới bề mặt da, biểu hiện với triệu chứng ngứa, đau, biến đổi màu sắc, da có thể trắng tiến tới đỏ và vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.
Nặng hơn, bỏng lạnh sẽ làm cho da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này có thể xuất hiện các bọng nước, da có thể trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Ở cấp độ 3 và 4, người bệnh bị tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử do dinh dưỡng, nếu có bội nhiễm vi khuẩn là yếu tố tiên lượng nặng, đòi hỏi can thiệp ngay.
Bỏng lạnh được chia thành nhiều cấp độ nếu ở cấp độ nhẹ chỉ bị tổn thương tới bề mặt da.
Đặc biệt, những người hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường hoặc bị các bệnh liên quan tới mạch máu, suy thận mãn tính... là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bỏng lạnh cao. Những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Nguyên nhân dẫn tới bỏng lạnh là do bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố cực lạnh dưới 0 độ C, nitơ lỏng, làm việc trong phòng đông lạnh, nhân làm việc trong các kho lạnh, công ty kinh doanh thủy - hải sản, tàu cá, những nhân viên làm kiểm nghiện các hàng thủy hải sản xuất khẩu... Khi gặp nạn, nếu nhiệt độ thấp kéo dài thì cơ thể bắt đầu bị tổn thương, tùy vào thể trạng của mỗi người họ chống chịu được với mức độ lạnh.
Nguyên nhân dẫn tới bỏng lạnh là do bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố cực lạnh dưới 0 độ C.
Sơ cứu ngay và luôn khi bị bỏng lạnh, tránh những biến chứng không mong muốn
Theo BS Thuần, khi bị bỏng lạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu dưới đây:
- Ngay khi phát hiện có người bị bỏng lạnh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi ấm áp để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh nhân.
- Nếu quần áo của bệnh nhân bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để bệnh nhân sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên.
Môi trường sống hoặc làm việc quá lạnh dễ khiến bạn bị bỏng lạnh.
- Để bệnh nhân bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.
- Ngâm các tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C. Cần lưu ý, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn. Trong thời gian đó, nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.
Theo chuyên gia, để phòng tránh bỏng lạnh, chúng ta cần mang bảo hộ lao động đầy đủ để giảm tổn thương. Đối với công nhân làm việc trong môi trường lạnh, bảo hộ lao động sẽ giảm tối thiểu tổn thương tế bào. Luôn chú ý giữ ấm bàn tay, bàn chân dù là mùa nào trong năm bởi đây là phần cơ thể tiếp xúc nhiều nhất. Các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề.
Để phòng tránh bỏng lạnh, chúng ta cần mang bảo hộ lao động đầy đủ để giảm tổn thương.
Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!