BS Đỗ Hữu Thảnh: Phòng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính

Cần biết - 05/06/2024

Xuất hiện giảm tiểu cầu mãn tĩnh sẽ được ngăn chặn khi bệnh được theo dõi, thử lượng tiểu cầu, điều trị kịp thời. BS Đỗ Hữu Thảnh sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

BS Đỗ Hữu Thảnh: Phòng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính

Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong máu, có chức năng cầm máu và chống chảy máu, khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết.

BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Autoimune Thrombocytopenic Purpura), là do đời sống tiểu cầu bị rút ngắn rõ rệt, đời sống tiểu cầu giảm đi dưới 3 ngày (đời sống tiểu cầu bình thường là 5-7 ngày). Nguyên nhân là lách sản xuất một lượng lớn kháng thể IgG đặc hiệu với tiểu cầu, các kháng thể này gắn trên bề mặt của tiểu cầu, những tiểu cầu có gắn IgG bị thực bào (tiêu hủy) ở lách.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn ở trẻ em thường diễn biến cấp tính. Khoảng 70 - 80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi đã được điều trị. Và khoảng 20% trở thành mãn tính, số lượng tiểu cầu thấp kéo dài hoặc tái diễn.

Khi bệnh nhân đáp ứng tốt với liều Corticosteroid (solumedrol) điều trị, như vậy là đã khỏi một đợt cấp tính không trở thành diễn biến mãn tính, tuy nhiên cũng có thể lại tái diễn đợt khác. Khi đã rơi vào trường hợp thường xuyên hoặc thỉnh thoảng tái diễn hoặc diễn biến mãn tính việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần định kỳ tái khám theo đúng yêu cầu của bệnh viện, thử lượng tiểu cầu, điều trị kịp thời, tránh tiến triển thành dạng mãn tính.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!