BS Nguyễn Thị Hòa: Hoại tử chân do vết loét khi bị tiểu đường

Cần biết - 11/24/2024

Ở bệnh nhân tiểu đường hệ thống miễn dich bị suy giảm gây cản trở việc vá lành các vết thương.

BS Nguyễn Thị Hòa: Hoại tử chân do vết loét khi bị tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng vì thế lượng đường trong máu trở nên cao hơn so với mức bình thường.

Khi bị bệnh tiểu đường, có quá nhiều glucose không vào được trong tế bào mà vẫn trôi nổi trong máu di chuyển đi tĩnh mạch, động mạch làm cho các mạch máu bị hư tổn. Điều này làm cho máu trở nên khó lưu thông đến các vùng khác nhau trong cơ thể, hệ thống miễn dịch suy giảm gây cản trở việc vá lành các vết thương. Do đó, các vết bầm tím, vết xước, nhiễm trùng trở nên lâu khỏi hơn bình thường đồng thời do miễn dịch giảm nên cũng rất dễ bị cảm cúm.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Khi phát hiện các tổn thương ở chân như nhọt, vết thương hoại tử,… người mắc bệnh tiểu đường không nên tự ý điều trị tại nhà, bôi đắp những chất lạ. Phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám để có cách điều trị tốt nhất.

Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng ở chân là do mạch máu bị tổn thương, gây biến đổi cấu trúc, thay đổi các đểm tì của bàn chân. Bàn chân của bệnh nhân thường nhạy cảm với nhiễm khuẩn do mất cân bằng đường huyết.

Lúc này, bạch cầu và khả năng miễn dịch cũng suy giảm, vì vậy vết thương dễ lan rộng, ăn sâu gây hoại tử, viêm tuỷ xương.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ phải cắt cụt chi. Do đó, với bệnh nhân tiểu đường, một vết xước nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, có nguy cơ cắt bỏ chi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!