Số lần đi tiểu nhiều, nhưng lượng nước tiểu ít, khả năng bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề; số lần đi tiểu nhiều, mà lượng nước tiểu cũng cũng không ít, có khả năng là do quá trình trao đổi chất, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa tiểu (tiểu nhiều).
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Bình thường, mọi người đi tiểu 5 - 6 lần/ngày và không tiểu ban đêm.
Tiểu rắt là tình trạng người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu rất ít, thường có màu vàng đục, số lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều về đêm. Số lần có khi tới 10 - 20 lần/ngày, đêm. Tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt, tiểu khó. Bệnh gây nhiều phiền toái tới cuộc sống và tâm lý người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt như viêm bàng quang, niệu đạo, sỏi bàng quang, đôi khi do chít hẹp bao quy đầu, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Tiểu rắt có tỷ lệ mắc bệnh cao, thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già, đôi khi ở người bệnh trong độ tuổi trẻ hơn. Bệnh tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (giấc ngủ, sức khỏe, công việc).
Điều trị: tùy từng nguyên nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp.
- Viêm nhiễm: điều trị kháng sinh, giảm viêm, uống nhiều nước 2
- 2,5 lít/ngày.
- Sỏi: nếu sỏi nhỏ, nên uống một lượng nước tăng lên mỗi ngày để giúp loại bỏ. Nếu sỏi quá lớn hoặc không tự loại bỏ, cần phải loại bỏ bằng thủ thuật.
- Chít hẹp bao quy đầu: cắt bao quy đầu, nước tiểu và các chất tiết của quy đầu không còn bị ứ đọng, tránh được viêm nhiễm tại chỗ và viêm tiết niệu ngược dòng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!