Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn nhầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.
Người bệnh hoang tưởng thường có ý nghĩ hoặc hay nói về các sự việc không có trong thực tế. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức); rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc.
Về một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng, BS. Nguyễn Văn An - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho biết:
- 'Theo dõi việc uống thuốc của bệnh nhân: đặc biệt bệnh nhân hoang tưởng bị hại việc uống thuốc rất khó khăn, cần động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị: chóng mặt, co rút cơ, ngủ nhiều…nếu bệnh nhân có những dấu hiệu này cần thông báo với bác sỹ.
- Cách tiếp xúc với người bệnh hoang tưởng: Không tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng vì có thể làm cho người bệnh xa lánh, nghĩ rằng chúng ta bảo vệ người sắp hại bệnh nhân. Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân. Hướng bệnh nhân nói chuyện về những vấn đề đang xảy ra trước mắt.
- Tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc đơn giản, có điều kiện giao tiếp trong quá trình làm việc do các hoang tưởng thường nổi dậy nhiều khi bệnh nhân một mình không có sự giao tiếp'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!