BS Nguyễn Văn An: Trẻ em tóc bạc dễ mắc bệnh máu các tính

Cần biết - 11/24/2024

Tóc là thành phần của thượng bì chứa nhiều chất sừng và hắc tố melanin.

BS Nguyễn Văn An: Trẻ em tóc bạc dễ mắc bệnh máu các tính

Màu sắc của tóc được quyết định bởi loại sắc tố melanin. Hoạt động của sắc tố melanin bị rối loạn hay ngừng trệ sẽ khiến cho tóc mất đi màu sắc ban đầu dẫn tới bị bạc tóc. Thông thường, tóc bạc xuất hiện ở những người từ 45 tuổi trở đi còn bạc tóc xuất hiện trước tuổi 45 được gọi là tóc bạc sớm.

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm như:

- Sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm và các loại mỹ phẩm gây hại cho tóc không chỉ làm cho tóc bạc sớm mà còn làm cho tóc xơ và dễ gãy.

- Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, những người phải làm việc trí óc nhiều cũng thường bạc tóc sớm hơn.

- Yếu tố di truyền: các nhà khoa học đã tìm ra gen liên quan tới bệnh tóc bạc sớm. Vì vậy, trong những gia đình có ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con, cháu cũng thường bị tóc bạc sớm.

- Thiếu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin B và vitamin E.

- Tóc tiếp xúc với ánh nắng trong một thời gian dài.

- Rối loạn các hoóc-môn, đặc biệt là các hoóc-môn sinh dục và hoóc-môn tuyến giáp.

- Lạm dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh.

- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có tỉ lệ tóc bạc sớm cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc.

- Chế độ ăn uống không cân đối: ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt, ăn ít rau xanh và hoa quả, uống nhiều rượu bia, cà phê,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm.

- Ngoài ra, còn có thể do các bệnh lý ác tính về máu.

Như vậy, bệnh tóc bạc sớm có rất nhiều nguyên nhân như trên, có nguyên nhân do chế độ ăn uống, sinh hoạt, có nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, trước tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, uống bổ sung vitamin B và vitamin E, hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc, không lạm dụng thuốc, bỏ hút thuốc lá không chỉ làm giảm nguy cơ bạc tóc sớm mà còn giảm nguy cơ bị ung thư phổi và các bệnh lý mãn tính về phổi. Nếu sau một thời gian đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt mà tình trạng bệnh không đỡ thì nên đi khám chuyên khoa da liễu để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh lý để điều trị sớm. Còn nếu nguyên nhân là do di truyền thì sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được vì hiện nay y học của nước ta vẫn chưa thể can thiệp được về gen ở các bệnh lý có tính di truyền.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!