Tóc bạc là một dấu hiệu của tuổi già. Các nghiên cứu cho thấy người châu Á thường bắt đầu xuất hiện tóc bạc từ khoảng gần 40 tuổi. Những trường hợp tóc bạc sớm thì ngoài yếu tố di truyền, có thể là do một số nguyên nhân khác bao gồm sự thiếu hụt vitamin, căng thẳng, vấn đề tuyến giáp, hút thuốc lá hoặc mắc một số bệnh cụ thể nào đó.
Thiếu hụt vitamin
Tóc bạc có thể là hệ quả của sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B12, vitamin D3 và vitamin E. Một số bệnh như bệnh thiếu máu ác tính (thường do thiếu vitamin B12) hay hội chứng lão hóa sớm Werner cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm.
Ảnh: Internet
Cảnh báo bệnh tim
Các nhà khoa học thuộc Đại học Cairo (Ai Cập) nhận thấy rằng tóc bạc cũng có thể biểu hiện của việc tổn thương động mạch, sau khi tiến hành nghiên cứu trên 545 nam giới trưởng thành. Màu tóc của họ được phân loại bằng cách sử dụng một hệ thống đánh giá màu, theo thang điểm từ 1 đến 5 (đen tuyền đến bạc trắng). Kết quả cho thấy những người có điểm số từ 3 trở lên đều mắc tình trạng tổn thương động mạch, mỡ máu và huyết áp cao, tất cả đều có liên quan đến bệnh tim.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Irini Samuel cho biết: “Tỷ lệ mắc bệnh về động mạch và sự lão hóa của tóc tăng lên theo độ tuổi. Không phân biệt tuổi tác, tóc xám bạc có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch.”
Do gen di truyền
Màu sắc của tóc được quyết định bởi sắc tố melanin. Vì vậy, cũng giống màu da và màu mắt, theo gen di truyền thì màu tóc của mỗi người cũng có thể khác nhau. Nếu trong gia đình bạn có người bị tóc bạc sớm thì rất có thể bạn cũng có di truyền loại gen này.
Vấn đề của tuyến giáp
Các hoạt động bất thường của tuyến giáp (suy giáp hay cường giáp) đều có ảnh hưởng đến màu sắc của tóc. Nguyên nhân do việc sản xuất hormone trong cơ thể bị đình trệ và tóc là một trong những cơ quan cơ thể phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Ngoài nguy cơ tóc bạc sớm, người gặp các vấn đề ở tuyến giáp có thể còn thấy các dấu hiệu khác như tóc khô, dễ gãy, chẻ ngọn…
Ảnh: Internet
Căng thẳng oxy hóa
Là một tình trạng gây nên bởi sự mất cân bằng giữa việc cơ thể gia tăng sản sinh quá nhiều các chất oxy hóa nhưng lại giảm khả năng khử độc đối với các chất này. Các yếu tố tạo căng thẳng oxy hóa có thể là do chất độc, ô nhiễm môi trường, nghèo dinh dưỡng, nhiễm trùng… Sự căng thẳng này khiến cho các nang tóc sản xuất nhiều đột biến chất hydrogen pedroxide - một loại hóa chất thường sử dụng trong làm đẹp để tẩy và làm sáng màu tóc nên làm cho tóc chuyển sang màu trắng.
Do thói quen hút thuốc lá
Theo một nghiên cứu của Ấn Độ, những người có thói quen hút thuốc sẽ có tóc bạc sớm gấp 2,5 lần so với những người không hút thuốc. Những hóa chất trong thuốc khiến cho các tế bào tóc bị yếu đi, thậm chí có thể dẫn đến rụng tóc và hói đầu sớm.
Vị trí tóc bạc cũng “tố cáo” bệnh cơ thể
Ngoài những nguyên nhân nói trên, vị trí tóc bạc xuất hiện có thể là dấu hiệu cơ thể báo động cho bạn một số bệnh có thể mắc phải như:
Ảnh: Internet
- Tóc bạc ở gần trán: Rối loạn dạ dày
Khu phản xạ tương ứng với trán là dạ dày, dạ dày khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh được bạc tóc ở trán. Những người có bệnh ở dạ dày như chướng bụng, đau bụng, đau rát dạ dày, nhạt miệng, lạnh chân tay, đại tiện kém… thường có nhiều tóc bạc phần tóc gần trán hơn những người khác.
- Tóc bạc hai bên mai: Nóng gan
Khu phản xạ của phủ tạng tương ứng với hai bên mai là gan mật. Những người bị nóng gan mật thường có biểu hiện là nóng tính, thường tỏ ra khó chịu, khô miệng, đắng miệng, khô lưỡi, mắt cay, dần dần sẽ khiến tỳ vị bị tổn thương… và có tóc bạc ở hai bên mai.
- Tóc bạc sau gáy: Thận yếu
Khu phản xạ tương ứng với sau gáy là bàng quang. Những bệnh nhân bị suy nhược bàng quang thường có những triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, tiểu dầm hoặc tiểu tiện khó… và có nguy cơ nhiều tóc bạc sau gáy hơn hẳn những người khác. Sở dĩ chức năng chính của bàng quang là tích trữ và điều tiết nước tiểu gặp trục trặc là do thận yếu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!