BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Dấu hiệu bị sót chân răng khôn sau khi nhổ

Cần biết - 11/24/2024

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn là răng cuối cùng của hàm, thường xuất hiện sau 16 tuổi.

BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Dấu hiệu bị sót chân răng khôn sau khi nhổ

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc gây khó khăn cho bệnh nhân trong ăn uống và ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng thì cần phải nhổ. Việc nhổ răng khôn nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Tuy nhiên, vì một vài lý do mà sau khi nhổ, chân răng có thể bị sót.

Về việc nhận biết sót chân răng khôn sau khi nhổ, BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia, cho biết:

'Răng bị mục, bị vôi hóa (dính khớp) với xương hàm, hoặc khi chân răng bị dị dạng rất khó nhổ sạch.

Các dấu hiệu nhận biết sót chân răng sau nhổ răng khôn (răng số 8):

- Sau khi nhổ răng khôn kiểm tra lại răng đã nhổ thấy không có đủ các chân răng.

- Sau nhổ răng chụp lại phim X-quang vẫn thấy còn chân răng ở trong xương hàm (trên phim X-quang sẽ thể hiện rõ tình trạng chân răng số 8 vẫn còn sót hay đã được nhổ sạch).

- Có hiện tượng sưng đau, viêm nhiễm tại ổ răng số 8 sau nhổ…

Sau nhổ răng, thường bệnh nhân sẽ ít bị đau ít (đau khoảng 1 tuần) là thời gian để vết thương ở ổ răng nhổ liền, tuy nhiên đau dài hay ít còn phụ thuộc vào phản ứng của xương ổ răng nơi đã nhổ.

Nếu sau một tháng vẫn còn đau nhẹ không kèm theo có nhiễm trùng ở chỗ nhổ thì không đáng lo ngại. Kể cả trường hợp còn sót chân răng, nhưng không có nhiễm trùng thì sau vài năm, chân răng còn sót lại sẽ từ từ được đẩy lên, không gây nguy hiểm gì.

Điều quan trọng, bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng tốt, không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập ổ răng mới nhổ. Khi nướu đã lấp lại hoàn toàn rồi thì người bệnh có thể yên tâm'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!