BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Nguyên nhân gây hôi miệng

Cần biết - 05/03/2024

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng...

BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Nguyên nhân gây hôi miệng

BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia, cho biết:

Ngoài viêm nha chu, còn có nhiều lý do khác gây miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu.

- Nguyên nhân ở miệng.

• Thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.

• Nhiễm trùng ở nướu răng;

• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;

• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và đưa đến hôi miệng.

• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thức ăn dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;

• Giảm tiết nước bọt gây khô miệng.

- Do thực phẩm: Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo

- Do bệnh lý: Một số bệnh nhiễm trùng phổi mạn tính, viêm xoang mạn tính, viêm amiđan mạn tính (sỏi amiđan)...

- Rối loạn co bóp của dạ dày, thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.

- Nguyên nhân tâm lý khiến nhiều người tưởng tượng là cơ thể mình phát ra mùi khó chịu.

- Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng khiến cho hơi thở có mùi hôi ở một số phụ nữ.

Việc điều trị hôi miệng cần tập trung vào những nguyên nhân kể trên:

- Quan tâm tới vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn, quan trọng là cần làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.

- Chải răng bằng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn kẹt ở các kẽ răng.

- Đi khám để phát hiện sâu răng, viêm nướu.

- Thường xuyên uống nước để miệng không bị khô.

- Vệ sinh lưỡi để làm sạch mảng bám ở lưỡi.

- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

- Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh;

- Đi khám để loại trừ các bệnh mạn tính có thể gây hôi miệng.

- Các loại nước súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio - Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt. Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!